Nấm Đông Cô ( Nấm Shiitake )
Nấm Đông Cô, Nấm Hương hay Nấm Shiitake (Lentinus edodes) đã được trồng từ hàng ngàn năm nay tại Á châu trên các thân cây. Loại này không những là một món ăn ngon, mà người ta phỏng đoán còn có tác dụng chữa bịnh như hạn chế ung thư, tăng sức đề kháng.
Nấm có vị rất đậm đà cho nên chỉ cầm một ít cũng có thể tạo được một món ăn thơm tho. Chúng thường mọc ở các thân cây như sồi, bulo, hoặc là cây tổng quán sủi. Trong nấm có chứa chất Letinan, một chất có tác dụng hỗ trợ sự sản xuất insulin làm thuận lợi cho lượng đường trong máu cũng như hỗ trợ sự sản xuất interferon của cơ thể, Người ta cũng nói rằng trong tường hợp bị stress hoặc kiệt sức chất letinan cũng làm cho cơ thể khoẻ lại.
Trong nấm người ta còn tìm được chất Eritadenin (đại hoc Wien) có khả năng làm giảm cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra nấm Shiitake có chứa tất cả 7 loại amino acid cần thiết cho cơ thể và còn hàm chứa một số lượng provitamin ergosterol rất caọ. Vì Shiitake có chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể nên những người ăn chay nên dùng thường xuyên loại nấm này.
I. Cách nhận loại nấm:
Mũ nấm lớn khoảng 5-20 cm; màu nâu vàng, nâu xám, nâu đậm, co hình cong; mũ và thân mọc chắc liền nhau.
Dưới mũ:
Trắng nhạt, hơi vàng nâu, mọc tròn và có dạng răng cưa Thân: vàng nâu, mọc moc xéo qua một bên, hoặc ở trung tâm
Thịt nấm:
Từ trắng đến có màu vàng lạt
Mùa nấm: quanh năm
Mùi vị: thơm, giống như hành
II. Trồng nấm trên thân cây
Shiitake được trồng trên thân cây. Người ta dùng các thân cây lớn khoảng từ 15 đến 25 cm (đường kính). Ðặc biệt các thân cây sồi rất thích hợp với giống nấm này. Nên dùng những thân cây còn tươi, sạch để tránh những loại nấm dại khác.
2.1 Gieo mầm nấm
+ Gieo lỗ:Dùng khoan, khoan vào thân cây những lỗ sâu khoảng 5 cm, khoảng cách từ 10 đến 15 cm. Ðường kính của lỗ khoan có thể từ 10 đến 20 mm. Sau đó người ta bỏ mầm nấm vào đó và lấy băng keo dán lại để tránh mầm bị khô đi. Sau khi mầm nảy rễ có thể tháo cái băng keo ra.
+ Gieo vào đưòng cắt:
Ðường cắt được cắt sâu vào giữa thân cây với khoảng cách 15 cm. Chiều rộng của đường cắt vào khoảng 10 mm. Mần được dặt vào đó và đường cắt cũng được dán lại bằng băng keo. Sau khi gieo mầm nấm người ta có thể dựng những thân cây này vào những chỗ mát trong vườn.
Nhưng chỗ thuận tiện là những nơi rợp cớm như dưới bóng cây và đặc biệt ẩm thấp không có gió luồn. Thân cây nên chôn xuống đất vào khoảng 30 cm để có thể hút nước lên tránh bị khô. Trong những lúc nóng khô nên dùng một túi nhựa trùm lại để tránh mất nước.
Nếu quá khô có thể tưới thêm để rễ nấm đừng bị chết. Thời gian thu hoạch có thể kéo dài đến 5-6 năm tùy theo độ cứng bền của cây gỗ. Tổng số thu hoạch nấm thể từ 20 -30 % trọng lượng của cây gỗ tươi .
Có thể bạn quan tâm
Thịt giò heo kho bằng nồi áp suất mềm ơi là mềm, thấm vị dầu hào, hành tím thơm ơi là thơm, nấm đông cô cũng thơm ngon không kém, dầm ớt hiểm ra để nước kho có vị cay the nhè nhẹ nữa... Ăn món này dễ hết cơm quá đi mất :).
Nấm đông cô chứa nhiều axit amin và còn có khả năng giải độc, kháng ung thư, vì thế khi kết hợp cùng công thức tiềm, chúng ta sẽ có một món ăn cực kì bổ dưỡng: Gà tiềm nấm đông cô. Các bạn thử thực hiện cùng Món Ngon Mỗi Ngày để làm một món quà thật ý nghĩa tặng Mẹ nhân ngày của Mẹ nhé!
Nấm hương có tên khoa học là Lentinula edodes; tên khác: nấm đông cô. Quả thể nấm có các phần: cuống, màng bao, phiến, mũ n; màu sắc khác nhau từ nâu nhạt, màu xám.
Nấm hương có lẽ là loại nấm ngon nhất trong các loại nấm và thường chỉ có trong những bữa tiệc sang trọng. Ngày xưa, nấm hương hiếm lắm, người ta phải đi tìm và thu hái trong rừng ở những vùng lạnh lẽo. Nhưng nay, nấm hương đã được tổ chức nuôi trồng ở nhiều nơi.