Kỹ Thuật Trồng Lúa - Quản Lí Nước

Giai đoạn cây con (0-7 NSG): rút cạn nước trước khi sạ và giữ khô mặt ruộng trong vòng 3 ngày sau khi sạ, ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng 1 ngày sau đó rút cạn để đảm bảo đủ ẩm bề mặt ruộng.
Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (7-42 NSG): Sau khi sạ được 7-10 ngày, bắt đầu cho nước từ từ vào ruộng và giữ nước trên mặt ruộng ở mức 5-7 cm. Trong giai đoạn này, thay nước trong ruộng lúa từ 2-3 lần, sau mỗi lần thay nước giữ cạn trong 2-3 ngày.
Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (42-65 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 3-5 cm.Giai đoạn chín (65-95 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 2-3 cm cho đến giai đoạn chín vàng (7-10 ngày trước khi thu hoạch) tháo cạn nước trong ruộng.
Có thể bạn quan tâm

Đây là giống lúa cảm ôn, gieo trồng được cả vụ xuân và mùa. Thời gian sinh trưởng vụ xuân từ 125-135 ngày, vụ mùa 105- 110 ngày.

Bệnh lem lép hạt, đây là tên gọi chung của hiện tượng hạt lúa bị lửng hoặc lép, tức là bên trong ít hoặc rất ít gạo, nghiêm trọng hơn hoàn toàn không có gạo.

Theo các thông tin trên mạng thì thường gặp các loài thiên địch sau đây, chúng có tác dụng diệt sâu hại trên cánh đồng lúa và nhiều cây trồng khác.

Cỏ dại thường xuất hiện trên đồng ruộng, với tính chống chịu cao, sinh trưởng mạnh chúng cạnh tranh dinh dưỡng với lúa và là nơi trú ẩn của chuột, sâu hại.

Sử dụng phân bón chưa bao giờ là vấn đề đơn giản, cần phải tính toán sao cho vừa tốt cây, hiệu quả kinh tế lại vừa bồi bổ đất, thân thiện với môi trường.