Kỹ thuật trồng khoai tây tại nhà cho củ sai, ít sâu bệnh
Khoai tây chứa các Vitamin A, C, B và các khoáng chất như phốt pho, canxi, sắt, kali... Nó không chỉ là thực phẩm tốt mà còn là nguyên liệu làm đẹp và chữa bệnh khá hiệu quả.
Nên chọn những củ khoai tây to, mập để làm giống. Ảnh minh họa.
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, chậu, bao xi măng, thùng xốp hoặc mảnh đất trống ở nhà. Lưu ý, những dụng cụ trồng phải đục lỗ dưới đáy để cây không bị úng nước
Đất trồng
Khoai tây ưa các loại đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, dễ thoát nước và độ pH dưới 5,5. Bạn có thể mua sẵn hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá…
Giống khoai tây
Củ giống phải có khối lượng ít nhất 50g trở lên, đường kính củ >4,5cm. Khoai tây có thể trồng nguyên cả củ hoặc trồng bằng miếng bổ.
Ươm mầm: Chuẩn bị sẵn 1 chiếc khay, đặt những của khoai tây đã chuẩn bị trước vào (để ở nơi thoáng mát để khoai tây dễ nảy mầm hơn). Khi mầm khoai tây dài từ 2-3cm thì đem đi trồng. Giai đoạn này không được tưới nước bởi của khoai tây dễ bị thối.
2. Trồng khoai tây
Để mầm khoai khô ráo trong khoảng 2 ngày trước khi trồng để củ giống không bị thối.
Vùi sâu củ khoai tây giống vào đất từ 10-15cm và phủ một lớp đất khoảng 2-3cm kín các mầm cây. Các cây trồng cách nhau từ 25-30cm. Giai đoạn này cần lưu ý giữ cho đất đủ độ ẩm thì sau 10-15 ngày khoai tây sẽ mọc đều.
3. Chăm sóc
Nên tưới nước cho các chậu khoai tây thường xuyên và không bao giờ để chúng bị khô. Khí hậu mát mẻ và ẩm ướt là điều kiện đủ cho rễ cây hút nước từ đất để tạo thành tinh bột trong củ.
Khi cây khoai tây khoảng 30-40cm thì tiến hành bón thúc đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê, phân gà… Cứ 15-20 ngày tiến hành bón 1 đợt.
Trong suốt quá trình cây phát triển, tiến hành vun đất cho cây một vài lần để khoai xuống củ và củ khoai không gặp ánh sáng dẫn đến tình trạng vỏ và ruột khoai xanh.
Khoai tây là loại cây ưa ánh nắng. Phải đảm bảo trồng cây ở khu vực có đủ ánh sáng để cây quang hợp và sinh trưởng tốt.
4. Thu hoạch
Khi khoai tây ra hoa chính là lúc bạn có thể thu hoạch. Dùng tay hoặc xẻng dỡ các cây khoai tây ra rồi gom củ lại.
Có thể bạn quan tâm
Khoai tây là một loại rau củ cực kỳ phổ biến với nhiều nền ẩm thực trên thế giới không chỉ ở Việt Nam. Cùng học cách trồng khoai tây tại nhà sai củ, củ ngon nhé!
Trồng cây trong nhà được các bà nội trợ rất ưa chuộng, nhất là với những nhà có không gian nhỏ hẹp. Và trồng khoai tây trong túi là một cách làm đơn giản, tiết kiệm không gian lại cực hiệu quả.
Khoai tây đông thường được bố trí trên chân đất 2 vụ lúa (lúa đông xuân + lúa mùa + khoai tây đông). Để cây khoai tây sinh trưởng tốt, năng suất cao thì cần bố trí trồng trên các chân đất vàn, vào cao; đất có độ tơi xốp, thuận tiện trong việc tưới tiêu và thoát nước tốt.