Trang chủ / Rau củ quả / Khoai ngọt (Khoai mỡ)

Kỹ Thuật Trồng Khoai Môn

Kỹ Thuật Trồng Khoai Môn
Ngày đăng: 15/01/2011

1. Thời vụ:

Khoai môn có thể trồng quanh năm, nhưng phổ biến trồng ở 3 vụ chính sau: Vụ Xuân Hè : trồng tháng 1-2 dương lịch, thu hoạch tháng 5-6 dương lịch; Vụ Hè Thu: trồng tháng 5-6 dương lịch, thu hoạch tháng 8-9 dương lịch; Vụ Thu Đông: trồng tháng 8-9 dl, thu hoạch tháng 11-12 dương lịch.

2. Kỹ thuật làm đất:

Khoai môn có bộ rễ ăn nông, thích hợp đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha,  đất thịt nhẹ ở ven sông. Đất phải được cày, bừa kỹ, san bằng phẳng mặt để tránh bị đọng nước. Lên liếp đôi để trồng 2 hàng, liếp rộng 1,8- 2 m, xẻ mương giữa rộng khoảng 0,2 m.

3. Kỹ thuật trồng: Ươm giống:

Chọn củ con cấp 1 hoặc cấp 2 có khối lượng 20 - 30 gram, không thối hoặc khô ở đít, lớp vỏ ngoài có nhiều lông.

Ngâm củ giống trong lu có nước ngập xâm xấp, có xử lý thuốc trừ nấm Rovral trong vòng 12 giờ, sau đó rữa cho sạch, trải củ giống có lót bao bố nơi mát tránh bị mưa rồi trùm bao lên củ giống thời gian từ 1-3 ngày.

Liếp ươm có đổ tro trấu, rãi củ đều trên mặt liếp, sau đó phủ lớp tro trấu lên mặt có tủ 1 lớp rơm mỏng, sau 12 -15 ngày lấy ra trồng, phân loại củ giống theo mầm dài trồng trước và mầm ngắn trồng sau để dễ chăm sóc.

liep khoai mon

Mật độ trồng: Lượng giống cần: 1200- 1500 củ giống/1000 m2.

Khoảng cách trồng:  Cây cách cây: 0,6 m. Hàng cách hàng: 1 m.  Rạch hàng hoặc đào hốc để đặt củ, sau đó phủ 1 lớp đất mỏng lên củ, phủ 1 lớp rơm rạ lên để giữ ẩm. Xử lý đất :tưới thuốc trừ nấm bệnh cộng với thuốc sâu dạng hạt như Bam hay Basudin để diệt kiến, dế có trong đất. Phân bón: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ hoai: 1,5 - 2 m3   + 20 - 25kg NPK (20-20-15) + 3 - 4 kg KCl.

Bón thúc:

Lần 1: 15 - 20 ngày sau khi trồng: 10 kg NPK (20-20-15) +5 kg KCl + 10 kg DAP. Bón đều cách gốc 15 - 20 cm, vun nhẹ và kết hợp lấp phân.

Lần 2: 45-50 ngày sau khi trồng: 10 kg NPK ( 20-20-15 ) + 5 kg KCl + 10 kg DAP. Lần 3: 75-80 ngày sau khi trồng: 20 kg NPK + 5 kg KCL.

Phun phân bón lá: để giúp rễ phát triển tốt, cho củ to, nặng có thể phun Bloom( 10 - 60 -10 ) hoặc Hydrophos (liều lượng theo khuyến cáo )  ở giai đoạn củ phát triển, định kỳ 10-15 ngày /lần, từ 2 -3 lần/vụ.

4. Chăm sóc: Vun đất:

Vun xới đất nhẹ theo các lần bón thúc, tránh làm đứt rễ sẽ ảnh hưởng tới năng suất củ. Chỉ xới rãnh liếp và vun đất vào gốc khoai. Tưới nước: Cần tưới nước giữ ẩm và tưới nước sau khi bón phân để phân dễ tan.

5. Phòng trừ sâu, bệnh hại: Sâu hại: Sâu xanh:

Gây hại lá bằng cách ăn lủng lá làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Chủ yếu sử dụng chế phẩm vi sinh như: Delfin, Vi-BT, Biocin…..hoặc Vertimec, Vibamec, Abatin, Atabron…nên luân phiên để tránh hiện tượng kháng thuốc.  Rầy mềm: chích hút dinh dưỡng thân lá và truyền bệnh virus. Chúng gây hại chủ yếu vào cuối vụ, sử dụng thuốc:  Admire, Atara,Trebon… Nhện đỏ: gây hại chủ yếu vào cuối mùa khô, làm lá héo rủ hoặc chết cây con. Phun thuốc: Comite, Kumulus,Nissorun. Bệnh hại: Bệnh cháy lá: do nấm Phytophthora Colocasiae. Chủ yếu gây hại vào mùa mưa, bệnh xuất hiện đầu tiên là các đốm lá tròn 1-2 cm, sủng nước, màu hơi tím, đốm nâu trên lá, đốm bệnh lớn dần làm cháy cả lá.

Phòng bệnh: Vệ sinh đồng ruộng, sử dụng giống kháng hoặc ít nhiễm, tránh các lây lan cơ học. Trị bệnh: Phun định kỳ 7-14 ngày/lần bằng các thuốc gốc đồng hoặc Ridomyl,Manzate,Dithan.

Bệnh thối mềm củ: do nấm pythium Spp.  Mầm bệnh tấn công rễ và củ giống làm củ thối mềm và bốc mùi hôi, lá vàng úa, cây héo rồi chết

Phòng bệnh: Luân canh,  dùng củ giống lành bệnh. Xử lý củ giống và xử lý đất bằng thuốc trừ nấm như:Derosal, Antracol, Copper B, Daconil…

Bệnh thối củ: Do nấm Sclerothium rolfsii. Cây lùn, củ thối, quanh gốc cây và trên củ có nhiều tơ nấm trắng và hạch nấm trắng.

Phòng bệnh: Khử đất và tưới thuốc trừ nấm khi bệnh xuất hiện như:Topcin M, Ridomyl, Copper B...

Bệnh bướu rễ: do tuyến trùng Meloidogyne spp. Rễ và củ nổi bướu, củ bị sần, méo mó, cây lùn, lá vàng như bị thiếu đạm. Phòng trị bệnh: dùng giống lành bệnh, diệt tuyến trùng trong củ giống bằng cách ngâm trong nước 540c trong vòng 50 phút, khử đất bằng cách tưới thuốc như: Nemagen, Cycocin, Nokaph... tưới nước cho thuốc thấm xuống đất.

6. Thu hoạch:

Sau trồng 4.5 - 5 tháng, lúc ruộng khoai có 70-80% lá chuyển sang màu vàng. Chọn ngày không mưa để thu hoạch, nếu thu hoạch khi lá vẫn còn xanh thì không cắt ngay lá mà để nguyên cả cây nơi râm mát trong 5-7 ngày để củ chín sinh lý thêm, và đảm bảo chất lượng.


Có thể bạn quan tâm

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Khoai Tây Sau Lụt Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Khoai Tây Sau Lụt

2Lúa xin giới thiệu phương pháp trồng Khoai Tây sau lụt. Khoai tây là một cây trồng có ưu thế về mùa vụ, ít cạnh tranh với các cây trồng khác trong vụ đông. Do khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn (90 ngày) nên không ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng vụ sau.

15/01/2011
Kỹ Thuật Trồng Khoai Tây Thương Phẩm Kỹ Thuật Trồng Khoai Tây Thương Phẩm

Khoai tây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao vì vậy, khoai tây là cây lương thực chủ yếu của nhiều nước trên thế giới

15/01/2011
Kỹ Thuật Trồng Khoai Môn, Khoai Sọ Kỹ Thuật Trồng Khoai Môn, Khoai Sọ

Khoai sọ chủ yếu được trồng ở vùng đồng bằng và trung du. Khoai môn thường cho củ cái to từ 1,5 đến trên 2 kg, ít củ con, chất lượng tốt, ăn ngon, bở, nhiều tinh bột

15/01/2011
Trồng Khoai Mỡ Làm Giầu Trên Đất Đồng Tháp Mười Trồng Khoai Mỡ Làm Giầu Trên Đất Đồng Tháp Mười

Về lập nghiệp ở vùng Ngã năm Bắc Đông, xã Tân Hoà Đông, huyện Tân Phước, Tiền Giang, ông Nguyễn Văn Phước mua 3.000 m2 đất hoang nơi đồng phèn và lau sậy, ước mong tạo lập cuộc sống mới

19/02/2011
Kỹ Thuật Trồng Khoai Sọ Đồi Kỹ Thuật Trồng Khoai Sọ Đồi

Khoai sọ đồi còn được gọi là khoai sọ núi hay khoai môn. Khoai sọ là cây lương thực - thực phẩm có giá trị kinh tế cao, cho thu nhập ổn định và cao hơn so với trồng lúa nương

19/02/2011