Trang chủ / Cây lương thực / Trồng sắn

Kỹ Thuật Trồng Khoai Mì (Sắn)

Kỹ Thuật Trồng Khoai Mì (Sắn)
Ngày đăng: 22/01/2011

Cây khoai mỳ còn gọi là cây sắn có tên khoa học là Manihot esculenta Crantz. Là cây dễ trồng, thích nghi và hợp với các loại đất và chịu hạn tốt.

1/ Các giống khoai mỳ đang phổ biến hiện nay: Các giống đang được trồng chủ yếu ở nước ta hiện nay là KM 60, KM 94, có bổ sung một số giống khác như: HL20, HL 23, HL 24.

2/ Kỹ thuật trồng khoai mỳ:

2.1. Chọn hom giống: Nên chọn hom giống từ các vườn cây khoẻ mạnh (8-10 tháng tuổi) không bị sâu bệnh. Mắt thân cây phải dày, hom bánh tẻ, có đường kính từ 2-3 cm, chiều dài hom từ 15-20 cm (có 6-7 mắt). Bảo quản trong mát không quá 2 tháng sau thu hoạch. Cắt vát hom tạo chu vi vết cắt lớn và có thể cắt phụ thêm phần cuối hom để tạo điều kiện ra nhiều rễ.

Trước khi trồng, cần sử lý hom: Ủ hom ở nhiệt độ 50-60oC, ẩm độ 70-80% từ 1-2 ngày để kích thích hom nảy mầm và ra rễ trước khi trồng.

2.2. Làm đất: Cày sâu 30 cm, bừa 2 lượt, lên luống (ở vùng đất thấp), bổ hốc hoặc rạch hàng trồng. Vùng đất cao dốc, không cần lên luống.

2.3. Cách trồng: Chỉ nên đặt hom nằm ngang hoặc xiên (không nên đặt thẳng đứng vì ít ra rễ và khó thu hoạch), sau đó lấp đất. Sau khi trồng 10-15 ngày, cần dặm những hom chết không nảy mầm. Mật độ trồng thích hợp:

- Đất trung bình: (1,1 m x 0,8 m)/ hom; Mật độ 11.360 cây/ Ha

- Đất nghèo dinh dưỡng: (1 m x 0,8 m)/hom; Mật độ 12.500 cây/ Ha.

2.4. Bón phân:

- Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân. Ở những vùng đất chua, có thể thêm 500-1000 kg vôi bột/Ha.

- Bón thúc lần 1: Giai đoạn 15-20 ngày sau khi trồng. Bón 40% N và 30% K (Tương đương: 65 kg Urê hoặc 140 kg SA : 45 kg KCl/ Ha). Hoặc 200 kg NPK (9-6-12), kết hợp làm cỏ xới xáo.

- Bón thúc lần 2: Giai đoạn 35-40 ngày sau khi trồng. Bón 40% N và 30% K (Tương đương: 65 kg Urê hoặc 140 kg SA : 45 kg KCl/ Ha). Hoặc 200 kg NPK (9-6-12), kết hợp làm cỏ xới xáo.

- Bón thúc lần 3: Giai đoạn 70-90 ngày sau khi trồng. Bón toàn bộ lượng phân còn lại (Tương đương: 33 kg Urê hoặc 77 kg SA : 60 kg KCl/ Ha. Hoặc 100 kg NPK (9-6-12), kết hợp làm cỏ xới xáo. (Lưu ý: Kali bón nhiều ở giai đoạn cuối tạo điều kiện tăng khả năng tích luỹ chất khô cho củ).

2.4. Chăm sóc: Sau khi trồng 3-4 tuần, xới xáo phá váng đất và diệt cỏ dại lần 1 cho khoai mỳ, sau đó 1 tháng làm cỏ đợt 2. Khoảng 3 tháng sau khi trồng, làm cỏ lần 3 kết hợp bón phân và vun gốc cho sắn. Sau đó sắn khép tán, không cần làm cỏ nữa.

2.5. Thu hoạch: Thu hoạch khoai mỳ đúng thời kỳ, nếu quá sớm, ít tinh bột và đường; nếu quá muộn, sẽ tiêu hao chất khô trong củ. Trên đất trung bình, năng suất bình quân của các giống đạt 15-20 tấn củ tươi/ Ha (giống HL 20), 20-25 tấn củ tươi/ Ha (giống KM 60) và 30-35 tấn củ tươi/ Ha (giống KM 94).

Khuyến cáo:  Tuyệt đối không dùng thuốc cảm khi bị ngộ độc khoai mỳ và không được ăn khoai mì chưa nấu chín.


Có thể bạn quan tâm

Xử lý, phòng ngừa bệnh khảm lá mì Xử lý, phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Mì là một trong những loại cây trồng “giảm nghèo” của nông dân Bình Thuận. Tuy nhiên, từ đầu tháng 8/2018, bệnh khảm lá mì

06/12/2018
Phòng trừ bệnh chổi rồng hại sắn Phòng trừ bệnh chổi rồng hại sắn

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh chổi rồng trên cây sắn, vì vậy công tác phòng bệnh là chính.

13/12/2018
Bệnh virus khảm lá sắn Bệnh virus khảm lá sắn

Đây là đối tượng dịch hại mới và lần đầu tiên xuất hiện gây hại ở nước ta. Tác nhân gây bệnh do virus – tên khoa học: Sri Lanka Cassava Mosaic Virus.

11/01/2019
Kỹ thuật bón phân cho cây khoai mì Kỹ thuật bón phân cho cây khoai mì

Cây khoai mì còn có tên gọi khác là cây sắn. Khoai mì không kén đất, song đất thích hợp là loại đất nhẹ tơi xốp và thoát nước tốt, pH 4,5-7,5.

14/01/2019
Tiến bộ kỹ thuật mới: Sử dụng ong ký sinh (Anagyrus lopezi) để quản lý rệp sáp bột hồng Tiến bộ kỹ thuật mới: Sử dụng ong ký sinh (Anagyrus lopezi) để quản lý rệp sáp bột hồng

Tiến bộ kỹ thuật mới: Sử dụng ong ký sinh (Anagyrus lopezi) để quản lý rệp sáp bột hồng (Phenacoccus manihot) hại sắn (Manihot esculenta Crantz)

15/01/2019