Trang chủ / Rau củ quả / Dưa leo (Dưa chuột)

Kỹ Thuật Trồng Dưa Chuột

Kỹ Thuật Trồng Dưa Chuột
Ngày đăng: 15/01/2011

Dưa chuột (Cucumis sativus) (miền Nam gọi là dưa leo) là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí Cucurbitaceae, là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước.

1. Giống

Ở Đồng bằng sông Cửu Long có các giống dưa cũ có tiếng như dưa Xanh, dưa Bà Cai. Các giống dưa mới thì có dưa lai F1TN, CV5, Hải Yến 1465, Dạ Yến 1469.

2. Thời vụ

 Ở miền Nam: Thời vụ gieo tốt nhất từ tháng 4-6 thu hoạch trái vào tháng 6-8.

3. Làm đất

Đất làm kỹ, sau khi cày bừa lên luống rộng 1-1,2m, cao 30 cm, rãnh luống 30-35cm.

4. Gieo hạt.

Trước khi gieo hạt giống phơi lại 2-3 giờ dưới nắng nhẹ rồi ngâm trong nước ấm 35-40oC trong 3-4 giờ, khi hạt nứt nanh thì đem gieo, thường áp dụng phương pháp gieo thẳng, khi gieo theo khoảng cách đã được xác định. Độ sâu đất lấp từ 2-3cm tuỳ theo tính chất đất đai. Đất nhẹ, đất cát pha lấp đất dày hơn một chút, đất thịt trung bình lấp đất mỏng hơn.

5. Khoảng cách và mật độ.

Mật độ thay đổi theo đặc điểm của giống và thời vụ gieo trồng, chất dinh dưỡng trong đất. Những giống cây cao, thân lá rậm rạp, phân cành cấp 1, 2 thì khoảng cách hàng 90cm, khoảng cách cây 35 - 40cm/hạt. Mỗi hốc gieo 2-3 hạt độ 4-50.000 cây/ha.

6. Khối lượng phân bón

Phân hữu cơ trung bình 20 - 25 tấn/ha.

Phân vô cơ: Các loại phân vô cơ thương phẩm số lượng sử dụng được quy theo nguyên chất: N 90-120 kg/ha; P2O5 60-90 kg/ha; K2O 100-120 kg/ha.

Phương pháp bón: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, toàn bộ phân lân với 25% lượng phân đạm và 25% lượng phân kali. Bón rải rác đều trong rãch, trộn đều với đất ở độ sâu 15-20 cm.

Bón thúc:

+ Lần 1 khi cây có 4-5 lá thật: bón 1/4 lượng đạm + 1/4 lượng kali;

+ Lần 2: Sau lần thu trái đầu tiên: bón 1/4 lượng đạm+1/4 lượng kali;

+ Lần 3: Sau lần bón thứ 2 khoảng 10-25 ngày bón 1/4 lượng đạm + 1/4 lượng kali.

7. Chăm sóc

7.1. Xới vun. Thực hiện 2-3 lần, ở thời kỳ cây có 2-3, khi cây có 4-5 lá thật và khi cây có tua cuốn thì vun gốc cho dưa chuột.

7.2.  Làm giàn. Khi cây có tua cuốn cần làm giàn kịp thời, nếu thực hiện khâu này chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây.

7.3. Tưới nước. Sau khi gieo, nếu thấy đất thiếu độ ẩm đưa nước vào rãnh ngập 1/2 độ cao luống hoặc tưới nước và giữa hai hàng. Khi cây trưởng thành cần giữ ẩm thường xuyên, dưa chuột là cây không chịu hạn, đất thiếu ẩm thân, lá còi cọc, ra hoa, ra trái muộn, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

7.4.  Phòng trừ  sâu bệnh hại.

Sâu hại trên dưa chuột chủ yếu là sâu xám, sâu đục trái, nhện đỏ, ruồi đục lá, bọ trĩ, bọ xít. Biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất là thực hiện quy trình phòng bệnh tổng hợp. Bệnh phát triển trong điều kiện độ ẩm không khí cao, kèm theo mưa phùn, trời âm u, thiếu ánh nắng và nhiệt độ thấp. Khi cây cho trái phải sử dụng thuốc thảo mộc hoặc thuốc hoá học được phép sử dụng theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật. Không dùng thuốc trước khi thu hoạch 7-10 ngày.

8. Thu hái và sản xuất hạt giống

- Giống sớm: Sau khi trồng được 35 ngày thì thu hoạch trái.

- Giống trung và giống muộn thu hoạch sau khi trồng được 50-60 ngày. Thời gian sinh trưởng của dưa chuột thay đổi từ 65-70 ngày, 100-110 ngày tùy thuộc đặc điểm của giống.

Đặc điểm của dưa chuột là hạt phát triển chậm hơn so với thịt trái. Khi trái có màu vàng là thời kỳ phát triển của hạt dưa chín già. Khi trái có màu rêu sẫm, cuống trái và trái héo là lúc đã chín sinh lý.

Cần chọn những trái to, cân đối, mang đầy đủ đặc trưng, đặc tính của giống, thu hái những trái ở vị trí thấp vì những hạt trái đó có năng suất và chất lượng hạt giống cao. Hạt và dịch trái nên để lên men 1 ngày, sau đó đãi sạch và phơi khô. Bảo quản hạt trong điều kiện thời tiết thoáng mát.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh sương mai giả hại dưa chuột Bệnh sương mai giả hại dưa chuột

Triệu chứng đặc trưng của bệnh thường thể hiện rõ nhất ở trên lá là những đốm nhỏ màu xanh vàng hoặc màu nâu nhạt, hình đa giác hoặc hình bất định, nằm rải rác

18/07/2018
Quy trình rau an toàn cho cây dưa leo tại tỉnh Bình Phước - Phần 1 Quy trình rau an toàn cho cây dưa leo tại tỉnh Bình Phước - Phần 1

Nếu sử dụng thêm phân bón lá thì giảm lượng bón phân gốc 15-20% và ngừng phun xịt trước khi thu hoạch quả 7-10 ngày

20/11/2018
Quy trình rau an toàn cho cây dưa leo tại tỉnh Bình Phước - Phần 2 Quy trình rau an toàn cho cây dưa leo tại tỉnh Bình Phước - Phần 2

Bệnh sương mai phát triển từ mặt dưới lá, phía trên lá có những chấm nhỏ màu vàng, về sau lớn dần trở thành màu nâu, dọc theo gân lá có hình đa giác

22/11/2018
Quy trình rau an toàn cho cây dưa leo tại tỉnh Bình Phước - Phần 3 Quy trình rau an toàn cho cây dưa leo tại tỉnh Bình Phước - Phần 3

Sâu non có màu xanh lá cây nhạt, trên lưng có 2 sọc trắng chạy dọc cơ thể. Nhộng màu nâu đen. Sâu non thường sống ở đọt và mặt dưới lá non, nhả tơ cuốn lá non

23/11/2018
Quy trình rau an toàn cho cây dưa leo tại tỉnh Bình Phước - Phần 4 Quy trình rau an toàn cho cây dưa leo tại tỉnh Bình Phước - Phần 4

Đảm bảo sử dụng thuốc BVTV đúng thuốc, đúng đối tượng, đúng liều lượng, đúng nồng độ, đúng thời gian, đúng phương pháp và phạm vi cho phép

27/11/2018