Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 3
11. Muốn xây dựng một cơ sở trồng dứa cần chuẩn bị những gì?
Mưốn thành công khi xây dựng một cơ sở trồng dứa, chúng ta phải chú ý các mặt sau dây:
- Chọn những vùng có điều kiện đất đai và khi hậu phù hợp với yêu cẩu của cây dứa, nhất là về địa hình thuận lợi, cao và thoát nước, không bị ảnh hường của nước ngầm, không bị sương muối, lũ lụt phá hại. Cũng cẩn chú ý trống dứa trên những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất xốp thoảng khí.
- Chuẩn bị vật tư nguyên liệu.
a. Con giống vả phân bón: phải chuẩn bị có con giống tốt (không bị sâu bệnh, rệp sáp). Chuẩn bị phương tiện để vận chuyển con giống đến nơi trổng. Các loại phân cần thiết cho một cơ sở trồng dứa gồm mấy loại chính sau đây: phân đạm (tốt nhất là đạm urê) hoặc đạm sunfut, phân kali (tốt nhất là kaii sunfat), phân lân (dạng supe lân), phân magiê (dạng magiê sunfat).
Ngoài ra cũng cần có vôi bột và một lượng khá lớn phân hữu cơ (phân chuồng hoặc phân xanh).
b. Chuẩn bị thuốc hóa học
-Thuốc trừ sâu bệnh dipptêrêt, Bi 58, Vôfatôc trừ rệp sáp
- CuSO4 + Vôi -> Boocđô, Simen và Ziram -> để trừ một số bệnh
- Thuốc trừ cỏ: dalapon, simazin, PCP urê, PCP natri và 2,4D…
- Chất kích thích và xử lý diệt nấm: đất đèn, NAA,HgCl2, T.M.T.D, …
c. Ngoài ra cần chuẩn bị các thiết bị báo hộ lao động: giày, ủng, găng tay, quẩn áo lao động để công nhân làm việc trong vườn dứa (nhất là những giống dứa có gai), Nếu có điểu kiện nên chuẩn bị cả giấy phủ cỏ (puiyêtylen) vả nguyên liệu che nắng cho quả khi chín.
l2. Nên trống dứa theo kiểu mắt sàng hay trồng hàng kép?
Cây dứa có bộ rễ phát triển yếu, trung bình rộng 50-90 cm, ăn nông ở tầng đất mặt, tập trung trong phạm vi 10-30 cm (ở nơi tầng đất này có thể sâu hơn 70 -90cm). Vì vậy cho phép ta có thể trồng dứa dày trên hàng mà không có sự tranh cướp dinh dưỡng của nhau.Trổng dày còn có lợi là hạn chế được cỏ dại và nâng cao được sản lượng, cho nên trồng dứa theo hàng kép tốt hơn trồng dàn đều theo kiểu mắt sảng. Trồng hàng kép có ưu điểm hơn trồng theo kiểu mắt sàng ở chỗ:
-Mật độ cao hơn, thông thường hàng kép mặt độ có thể đạt được trên dưới 40.000 cây/ ha. Trong khi đó trồng theo kiểu mắt sàng chỉ đạt 13.000 – l5.000 cây/ha.
- Dễ chăm sóc, thu hoạch, thuận lợi cho việc cơ giới hóa các khâu (làm cỏ, bón phân, thu hoạch ...). Trồng theo kiểu mắt sàng không cơ giới được.
- Luân canh được thường xuyên: đối với cây dứa người ta thấy chu kỳ kình tế của nó ngắn, chỉ trong vòng 3 - 4 năm là phải trồng lại. Đã có nhiều tổng kết thấy rằng, ruộng đứa năm thứ hai kém năng suất năm đầu, càng về sau năm thứ ba, thứ tư năng suất càng giảm (mặc dù có được đầu tư chăm sóc như thế nào). Do đó chúng ta phải luân canh. Nếu trồng hàng kép thì có thể luân canh ngay tại ruộng (trổng dứa trên khoảng cách giữa hai hàng kép). Trồng mắt sàng không thể thực hiện được.
Do yêu cầu của cây dứa và chu kỳ kinh tế của nó ngắn, ngày nay nhiều nước trồng dứa chỉ để thu hai vụ, thậm chí có những nước chỉ trồng thu hoạch một vụ như cấy hàng năm. Trên những diện tích dó, người ta chủ trương tăng cao mật độ trên một đơn vị diện tích.
Các kiểu trồng dứa:
Số cây trên 1 ha =1000/(a x b)
Số cây trên 1 ha =2x 10000/a(b+c)
13. Mật độ dứa của ta so với mật độ dứa của các nước tiên tiến có gì khác nhau?
Mật độ trồng dứa có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của dứa. Ở Hawai cứ tăng lên 2500 cây/ ha thì trọng lượng quả giảm đi trung bình 45g.
Ở Mactinic khi tăng từ 44.000 cây/ ha lên 55.000 cây/ha thấy trọng lượng quả giảm đi trung bình 218g, tăng thêm 11.000 cây nữa trọng lượng quả giảm đi 159g, nhưng sản lượng trên một đơn vị diện tích tăng lên.
Qua nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sản lượng và số lượng chồi cuống thấy: mật độ càng tăng trọng lượng quả càng giảm nhưng sản lượng càng tăng, còn số chồi lại giảm.
Ở ta nói chung mật độ dứa trồng còn khá thưa. Ví dụ dứa Sarawak thường trồng hàng đơn 12x 0,6 m (13.000 cây/ha) hoặc 1,5x0,6 (11.000 cây/ha).
Với dứa ta thường trồng kiểu mắt sàng hoặc ở một vài địa phương trồng kiều hàng kép (1,2x0,6) nhưng nhìn chung mật độ chưa đạt 20.000 cây/ha
Trong khi đó những nước có nghề trồng dứa phát triển, có năng suất dứa cao thường trồng mật độ trên dưới 40.000 cây/ha, ví dụ kiểu trồng ở Hawai:
a=0,3; b=0,6; c=1,2 mật độ khoảng 37.000 cây /ha
c=1,1 - 39,200
c=1,0 - 41,000
c=0,9 - 44,400
Kiểu trồng ở Ghinê
a=0,4; b=0,3; c=1,2 mật độ khoảng 33.300 cây /ha
c=1,1 - 35.700
c=1,0 - 38.500
c=0,9 - 41.700
Hiện nay đang thịnh hành khuynh hướng trồng dày, thường trồng mật độ 50.000 cây/ha để lấy quả to đóng hộp, trồng 60.000-70.000 cây/ha lấy quả trung bình xuất tươi.
Như thế ta thấy mật độ dứa của ta so với thế giới còn quá thấp, có những nước mật độ gấp 4-5 lần ở ta. Nếu chỉ tính trung bình một cây cho ta một quả nặng 1 kg thì trồng mật độ 70.000 cây/ha ta đã có năng suất 70 tấn/ha. Cho nên đối với dứa ta phải trồng dày hơn nữa. Ở ta tuy chưa có nhiều thí nghiệm, nhưng bước đầu những thí nghiệm về mật độ khác nhau ở Viện công nghiệp cho thấy: dứa ớ ta có thể trồng dày 30.000 cây/ ha. những công thức mật độ càng cao, năng suất cao hơn.
14. Lảm đất trồng dứa như thế nảo, mấy năm nên làm đất trồng lại
Đất trồng dứa được khai thác chủ yếu ớ vùng trung du và miền núi, do đó công việc đầu tiên lả dọn sạch và phát quang các cây bụi, đào sạch rễ tập trung lại đốt đi. Sau đó cày sâu toàn bộ 30 – 40 cm (càng sâu càng tốt).
Yêu cầu của đất trồng dứa là phải sạch cỏ, tơi xốp do đó có thể cày bừa kỹ, kết hợp phun thuốc trừ cỏ một vài lấn trước lúc trống dứa (một lần phun thuốc lại bừa đất).Các đổi có độ dốc nhỏ hơn 150 có thể trồng dứa theo đường vành nón, trồng hàng kép. Tốt nhất nên đào sâu thành rảnh 20 -30 cm rồi trồng dứa xuống rãnh này để tránh mưa xói mòn làm trơ gốc ra.
Nếu các đồi có độ dốc lớn hơn 20 – 250 nên làm ruộng bậc thang để trống.
Hiện nay có một số nơi trồng dứa xen với các cây như sẵn, chè, trẩu, sở… nhưng có nhược điểm là không trồng theo đường đồng mức (đường vành nón) mà trồng hàng dọc vắt ngang qua đổi, do đó bị xói mòn, cây trơ gốc rễ ra, sinh trưởng yểu ớt, năng suất thấp và cây rất chóng cỗi.
Đối với cây dứa, sau trồng 3- 4 năm nên cày, bừa đất trồng lại, Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho biết; đối với giống dứa Cayen năm thứ hai để gốc không thể có năng suất bằng năm đầu, năm thứ ba không bằng năm thứ hai. Giống Spumsh năm thứ hai cao hơn năm đầu, nhưng năm sau năng suất cùng giảm, vì thế ta phải trồng lại và nên luân canh.Trồng dứa độc canh sâu bệnh nhiểu, đất nghèo dinh dưỡng cho nên năng suất và phẩm chất kém.
15. Tại sao có giống dứa trồng ngoài nắng, lại có giống dứa cần cây che hóng?
Ở nơi nguyên (giữa các vĩ tuyến 150 và 300 nam và kinh tuyến 400 -600 tây, trong khu vực tứ giác đó gồm cá miền nam của Braxin, miền bắc Achentina và Paragoay) cây dứa vốn là cây ưa sáng . Vì vậy phần lớn các dạng trồng hiện nay đều mọc tốt, năng suất cao và phẩm chất tốt trong điều kiện đầy đủ ánh sáng. Ở những vùng ánh sáng yếu, số ngày mây quá nhiều sẽ làm dứa sinh trưởng chậm lại, quả bé, tỷ lệ đường thấp. Đây chính là nguyên nhân làm cho quả dứa dọt nắng ngọt hơn những quả dứa trong bóng dâm.
Các dạng dứa được trồng ở ta có dứa hoa và dứa Cayen vẫn giữ đặc điểm này ở nơi nguyên sản, thích hợp trong điều kiện dọi nắng. So sánh với những cây sinh trưởng trong bóng ta thấy cây dọi nắng sinh trưởng khỏe hơn, quả ngọt hơn. Tuy vậy vài giống Cayen khi quả chín nếu cường độ ánh sáng trực xạ quá mạnh để làm cho quả bị rám cẩn phải che cho quả.
Giống dứa ra (Spanish) có thể do quá trình trồng trọt lâu dài trong điều kiện bóng dâm ở ta mà nó đã thích nghi trồng trong bóng. Các dạng Spanish của thế giới vẫn trồng trong điểu kiện dọi nắng thấy tốt.hơn.
Qua điều tra thực tế các vùng trồng dứa, chúng tôi thấy dứa ta sinh trưởng rất tốt trong điều kiện có cây che bóng (đặc biệt dưới bóng các cây lim). Dưới bóng lim, ánh sáng phân bổ tương đối đều (ánh sáng tán xạ). Tầng lá của rừngg lim rụng xuống làm thành một lóp mùn đen khá dày, có hảm lượng dinh dưỡng cao, lại có độ chua phù hợp với yêu cấu cây dứa. Mặt khác có mổ do rễ cây lim tiết ra những chất độc, khống chế sự phát sinh cỏ dại (dưới rừng lim hẩu như không có cỏ). Ðấy có thể là những nguyên nhân làm cho dứa ta sinh trưởng và phát triển dưới tán rừng lim tốt hơn hẳn ở dưới các cây che bóng khác. Ngoài ra các cây khác như trám, màng tang, trẩu sở,… cũng có thể làm cây che bóng cho dứa ta được. Dứa ta trồng dọi nắng cũng vẫn sống, nhưng sinh trưởng kém, quả nhỏ và dễ bị thối.
Có thể bạn quan tâm
Dứa là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc ở Nam Mỹ (Brazil, Achentina, Paragoay. Hiện nay trên thế giới, cây dứa được trồng hầu hết các nước nhiệt đới và một số nước á nhiệt đới có mùa sông tương đối ẩm như đảo Hawai, Đài Loan
Dứa là một trong 3 nhóm cây ăn quả chủ đạo của ngành rau quả Việt Nam. Trong những năm qua, có nhiều đối tượng sâu bệnh đã phát sinh và gây hại trên dứa, như bệnh thối nõn, bệnh thối rễ, héo đỏ lá dứa. Hiện tượng "vàng trắng" lá dứa cũng đã phát sinh, gây hại trên hàng chục héc ta dứa Cayen được trồng ở các tỉnh Nghệ An, Bắc Giang, Ninh Bình, Hòa Bình và một số tỉnh khác.
Thời vụ trồng dứa không yêu cầu chặt chẽ như một số cây trồng khác. Có thể trồng dứa vào bất kỳ thời gian nào trong năm cũng được và đến có thể dễ dàng đạt được tỷ lệ sống khá cao, vẫn ra hoa kết quả bình thường. Tuy vậy do yêu cầu thực tế về nhân lực và cây giống, nên vẫn hình thành một số thời vụ nhất định.
Dứa hoa hay còn gọi nhiều tên khác: dứa victoria, dứa Tây, dứa Phú Thọ, dứa hoàng hậu, dứa lục,…Đây là một giống nhập nội khoảng năm 1913 được nhập vào nước ta, nay trồng rải rác ở khắp các tỉnh.
Một trong những khó khăn thường gặp ở những vùng trồng dứa tập trung trên một diện tích lớn là vấn để thu hoạch. Do thời gian chín tự nhiên của dứa rất tập trung và dồn dập trong một thời gian ngắn (chỉ trong hai tháng 6 và 7 có tới 80 -90% tổng sản lượng dứa được thu hoạch đối với dứa ta) cho nên đã gây ra những khó khăn lớn về các mặt.