Trang chủ / Cây ăn trái / Sơ ri

Kỹ thuật trồng cây sơri - Phần 2

Kỹ thuật trồng cây sơri - Phần 2
Tác giả: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Ngày đăng: 11/09/2016

Tưới vào mùa khô 

Bà con nên tưới để cây có thể cho thu hoạch trong mùa khô từ 1-4 vụ.

Tuy nhiên, bà con cũng cần lưu ý đến việc cho cây nghỉ, không ra hoa đậu trái 1,5-2 tháng/ năm để cây dưỡng sức. 

Đối với nước tưới cây sơ ri thì nó cũng không quan trọng lắm, vì hầu như là loại nước nào tưới cũng được, mặc dù PH có thể thấp hoặc cao.

Nhưng mà đối với vùng Gò Công, thì nó nhiễm phèn hơi nhiều, nước có độ PH cũng hơi thấp, cây sơ ri còn nhỏ, nên chủ yếu bà con tưới rau màu, rồi tưới cây sơ ri trong đó luôn vì trồng sơ richủ yếu là trồng xen.

nếu cây sơ ri lớn tí nữa, thì bà con cũng sử dụng nước tưới với mô tưa suất ngựa là 1 suất ngựa và ống là ống 40.

Chúng ta tưới xung quanh tàn cây và tưới phủ lên cây luôn, ở thời kỳ mưa nhiều thì chúng ta phải chẻ cái rãnh, giai đoạn nhỏ thì không cần chẻ rãnh vì chúng ta trồng hoa màu thì chúng ta lên liếp rồi thoát nước theo rãnh đó luôn.

Còn sau khi cây mà gần giáp tán thì chúng ta phải chẽ rãnh ngang và rãnh dọc dạng hình chữ thập để cho nó thoát nước khi mưa nhiều và cũng tạo điều kiện cho chúng ta bơm tràn sau khi mùa nắng đã bắt đầu. 

Tỉa cành và tạo tán 

Tỉa cành tạo tán tại vì tàn của cây sơ ri rất là rậm rạp, nếu bà con không áp dụng biện pháp tỉa những cành già và những nhánh che chắn bên dưới, thì những cành đó sẽ vô hiệu quả, và không cho trái.

Do đó mà bắt buộc chúng ta phải tỉa, để giúp cho câyđược thông thoáng, rồi không có những mầm bệnh xâm nhập vào.

Cây cao 0,3m, bấm đọt chừa 3-4 cành tược khỏe mạnh; cây cao 0,8m, bấm đọt chừa 4-6 cành tược, trên mỗi cành tược cấp 1; khi cây cao 2-2,2m luôn phát đọt không cho cây cao thêm.

Khi cây quá già, bà con nên uốn cành xuống để dễ thu hoạch.

Khi canh tác cây sơ ri, bà con cũng cần chú ý đến khâu xử lý sơ ri ra hoa để có năng suất cao. 

Phần xử lý ra hoa, trước đây thì sử dụng 24D để xử lý ra hoa, nhưng bây giờ sản xuất ra nhiều mặt hàng để bán cho người nước ngoài và chất lượng người tiêu dùng ngày càng cao, thì bà con nông dân không có sử dụng 24D để xử lý ra hoa nữa vì khi xử lý 24D thì trái nó đậu rất nhiều, làm cho cây nuôi không nổi và phẩm chất không đạt yêu cầu.

Do đó, khixử lý ra hoa thì đa số bà con nông dân sử dụng phân và xiết nước,sau khi cây ra hoa thì bà con tiến hành xử lý đậu trái.Hoa của sơ ri thuộc dạng hoa chùm và nó đậu trái thành từng chùm từng chùm, nếu chúng takhông phun thuốc mà để dai cuốn trái thì trái sơ ri sẽ dễ bị rụng.

Nên chúng ta sử dụng chất rorip để cho cây đậu trái và trái không đậu nhiều, mà trái nó to trònvà đẹp.Một chùm sơ richừng 3-4 trái nhưng nó đều với nhau. 

Phòng trừ sâu bệnh 

Trên cây sơ ri có một số sâu bệnh hại đáng chú ý như sau: Đối tượng sâu bệnh hại chính trên cây sơ ri thì, hiện nay có 3 đối tượng hại chính.

Thứ nhất là con ruồi đục quả, thứ hai là con riệp sáp và thứ ba là con rầy ốc.

Đối với con ruồi đục quả thì, bà con nông dân sử dụng supiroptein, hiện của viện nghiên cứu cây ăn quả miền nam hỗ trợ, phun thành từng chòm từng chòm trên vườn cây để diệt được con ruồi, còn con riệp sáp thì bà con xử lý bằng supraxitvà con rầy ốc là một đối tượng tương đối mới, thì bà con sử dụng chất actara để diệt con này hoặc là supraxit.

Còn về bệnh thì hiện nay đối với cây sơ ri thì nó ít bệnh, nó chỉ có một bệnh đối tượng bị ảnh hưởng tới rễ là do cây bị oi nước, những khu vườn mà thoát nước kém, do bà con không đánh rãnh, thì cây sẽ bị còi cọc, vàng lá.

Đểkhắc phục hiện tượng này thì bà con có thể đánh rãnh thoát nước, rồi bón bổ sung phân vi lượng có tác dụng kích thích các bộ rễ, cộng thêm lân có tác dụnggiúp bộ rễ phát triển tốt trở lại. 

Quả sơ ri có lớp vỏ mỏng, dễ bị hỏng khi thu hoạch nên bà con cần lưu ý một số điều sau: Đặc biệt đối với cây sơ ri, là loại cây thu hoạch chậm, tốn công lao động, để bảo quản trái đạt yêu cầu, không bị bầm dập, không mất giá trên thị trường để bán.

Để bảo quản cây sơ ri khi thu hoạch,trước hết là về vấn đề bón phân, chúng ta phải bón phân cho cân đối, đặc biệt trong đó phải có bón phân Kali cho cây đủ sức, vì nếu không có bón phân kali, từ khi thu hoạch, thì chỉ cần cách một bữa là trái sơ ri nó sẽ hư không còn ăn được.

Nếu có bón phân kali thì khi hái trái xuống để sau 5 ngày, trái sơ ri vẫn ăn được và còn tốt.Nhiều năm nay, nông dân vùng Gò Công rất phấn khởi vì giá trái sơ ri tăng lên do đã có thị trường xuất khẩu tương đối ổn định, chủ yếu xuất khẩu qua thị trường Nhật Bản. 

Sơ ri là cây dễ trồng, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, điều chú ý là trồng được ngay trên vùng đất nhiễm mặn.

Tuy nhiên, việc canh tác hiện nay cần phải theo các biện pháp an toàn thực phẩm, nên bà con cần thực hiện quy trình sản xuất như hướng dẫn trên để mang lại hiệu quả cao hơn. 

Đây là chương trình” Bạn của nhà nông” chúng tôi xin gửi đến bạn đọc để cùng tham khảo.


Có thể bạn quan tâm

Kinh nghiệm trồng sơ ri của người dân Gò Công Kinh nghiệm trồng sơ ri của người dân Gò Công

Sơ ri hay còn gọi là cây kim đồng nam được trồng nhiều ở Gò Công Tiền Giang, có giá trị kinh tế cao. Sơ ri còn có thể sử dụng làm siro vì thế chúng được nhiều người tin dùng.

10/09/2016
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sơ ri Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sơ ri

Ra hoa quanh năm, hoa chùm từ 4 – 8 hoa trên một cánh hoa.

11/09/2016
Kỹ thuật trồng cây sơri - Phần 1 Kỹ thuật trồng cây sơri - Phần 1

Sơ ri là giống cây trồng thích nghi trên vùng đất nhiễm mặn. Quả sơ ri có chứa hàm lượng vitamin C rất lớn, chính vì thế mà trong nhiều năm qua, quả sơ ri không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất sang các nước trong khu vực nhất là Nhật Bản.

11/09/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.