Trang chủ / Cây ăn trái / Cóc

Kỹ thuật trồng cây cóc Thái trên sân thượng cực đơn giản cho trái ăn quanh năm

Kỹ thuật trồng cây cóc Thái trên sân thượng cực đơn giản cho trái ăn quanh năm
Tác giả: An Dương
Ngày đăng: 08/12/2017

Cóc Thái vốn có kỹ thuật trồng cây đơn giản, ít sâu bệnh và cho trái gần như quanh năm. Trong khi đó lại rất thích hợp trồng trên ban công, sân thượng để làm cảnh nếu biết cách chăm sóc, cắt tỉa, tạo tán.

Kỹ thuật trồng cây cóc Thái vừa ăn vừa làm cảnh rất đẹp. Ảnh minh họa

Đất trồng cây cóc Thái

Cây cóc Thái thích hợp với nhiều loại đất khác nhau nhưng phải già dinh dưỡng, tơi xốp, độ ẩm cao và chủ yếu đảm bảo thoát nước tốt. Tuy nhiên để có loại đất trồng tốt cần bổ sung thêm ít phân hữu cơ hoai mục như phân bò hoai, phân trùn quế…thì cây phát triển nhanh hơn.

Lựa chọn chậu trồng cây cóc Thái

Nếu trồng ở nhà, nhất là trên sân thượng hay ban công nên chọn chậu có kích thước miệng từ 35-40 cm, cao từ 30-50 cm để cây cóc Thái có thể sinh trưởng lâu dài cho nhiều cành nhánh và cho nhiều quả. Nếu nhỏ quá sẽ không đủ không gian để phát triển dẫn đến còi cọc và chết.

Kỹ thuật trồng cây cóc Thái

Để cây cóc Thái cho ra quả sai trĩu cành và luôn xanh tốt quanh năm thì cần phải nắm rõ một số kỹ thuật trồng cây cơ bản. Trước tiên cần phải biết rằng cây cóc Thái có thể trồng bằng hạt từ quả chín, cây ghép cành. Tuy nhiên nên chọn phương pháp ghép cành sẽ cho ra hoa nhanh hơn trồng bằng hạt. Nếu trồng bằng hạt mà không biết cách chăm sóc khoa học sẽ rất dễ bị chết. 

Đầu tiên khi mua bầu cây về cần tháo bầu đất, cho chúng vào chậu càng to càng tốt với phần đất đã trộn sẵn như phân gà, bò, mụn dừa rồi rắc thêm vài hạt NPK. Trồng làm sao cho cây thẳng đứng không nghiêng ngả bằng cách ấn nhẹ xung quanh gốc cây là được.

Kỹ thuật trồng cây cóc Thái đơn giản, quả vẫn sai trĩu cành. Ảnh minh họa

Cách chăm sóc cây cóc Thái

Vì cây trồng trong chậu nên cần tưới nước chậm để nước vào chậu đủ ngấm xuống dưới bộ rễ cây. Nên tưới nước vào buổi sáng, nếu trời nắng gắt có thể tưới thêm vào buổi chiều.

Sau khoảng 2 tháng rễ cây ra nhiều cần phải thêm đất vào mặt chậu lớp từ 2-3 cm, và rải thêm muỗng cà phê nhỏ phân hạt NPK vào xung quanh gốc cây rồi tưới đẫm nước. Lưu ý phải bón định kỳ hai đợt như thế một tháng 2 đợt, một đợt đất mặt và đợt phân hạt. Do là cây ưa sáng nên đặt chậu ở nơi thoáng, có ánh nắng chiếu vào một phần. Nếu cây đủ nắng sẽ cho quả sai hơn. 

Kỹ thuật cắt tỉa lá cây cóc Thái

Công việc cắt tỉa cũng khá quan trọng đối với cây cóc Thái. Khi cây cao khoảng hơn 1m nên bấm ngọn cho sinh nhánh để được nhiều cành, nhiều quả…Nếu thấy lá nhiều cũng vặt bớt lá già cho cây vãn lá thì sẽ tập trung nuôi quả cũng như phát mầm mới. Vào mùa hè hãy cắt trụi cành và nhánh nhỏ của cây để cây có thể phát triển mạnh hơn.

Phòng bệnh cho cây cóc Thái

Dù là cây ít sâu bệnh nhưng nếu quá trình trồng và chăm sóc không tốt cây cóc Thái cũng dễ bị rệp muội bám vào ngọn cây khiến cho lá không thể xanh dẫn đến vàng và chết. Gặp tình trạng này cần phải phun thuốc đặc trị theo hướng dẫn của các bác sĩ.

Thu hoạch và tác dụng của quả cóc Thái

Chỉ sau 6-8 tháng chăm sóc cây cóc Thái có thể thu hoạch được. Theo Đông y, công dụng của quả cóc Thái là thanh nhiệt, giải độc, giải khát, kiện tỳ vị. Quả cóc chứa nhiều acid ascorbic, trong 100g thịt cóc có tới 42g acid ascorbic có tác dụng tăng sức đề kháng cho những người bị cảm cúm. Để hiệu quả, dân gian có cách dùng cóc chấm muối nhai thật kỹ và nuốt từ từ giúp giảm ngay chứng đau họng rất tốt.

Trong Đông y, vỏ cóc cũng có tác dụng tốt. Cha ông ta từ lâu cũng đã sử dụng vỏ cây cóc làm nguyên liệu trong bài thuốc trị tiêu chảy cho hiệu quả tốt. Đó là lấy vỏ cây cóc và vỏ cây chiêu liêu nghệ đun với nước sắc uống. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

Không chỉ được sử dụng ăn trực tiếp, quả cóc còn là nguyên liệu để chế biến thành các món ăn như salad, nộm hay nước sốt cho các món khác. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần thịt quả cóc gồm: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% - 0,8%; lipid 0,3% - 1,8%; cellulose 0,9% - 3,6%; tro 0,4% - 0,7%; acid 0,4% - 0,8%. Nhờ vậy, quả cóc có khả năng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn.Trái cóc cũng được biết đến là một loại trái cây có công dụng giảm cân, làm đẹp hiệu quả cho các chị em béo mập.


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu với mô hình trồng cóc Thái Làm giàu với mô hình trồng cóc Thái

Trồng cây cóc Thái xen canh với các loại cây ăn trái khác như xoài, cam, mận, ổi, ớt… là mô hình phát triển rầm rộ từ vài năm trở lại đây ở ấp cồn An Thạnh, xã Hòa Bình (Chợ Mới, An Giang), đã giúp nhiều hộ vươn lên khá giả.

06/09/2016
Trồng cóc Thái sai quả trong chậu ngay ở nhà phố Trồng cóc Thái sai quả trong chậu ngay ở nhà phố

Cóc Thái có vị chua, giòn, mềm, nhất là cóc non. Cây bé, dễ trồng trong thùng xốp ngay tại nhà.

06/09/2016
Trồng cóc trong chậu tại nhà Trồng cóc trong chậu tại nhà

Cóc là một loại trái cây dân dã rất quen thuộc, giống cóc ngày xưa thường là cây có thân to, cao từ 3-5m. Bây giờ có giống cóc tứ quý, độ cao chỉ khoảng 1-1,5m

16/10/2017