Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Trái Vụ
Để khắc phục tình trạng này, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh, đã ghép cà chua trên gốc cà tím. Cụ thể là chọn giống cà chua Savior ghép trên gốc cà tím EG 203. Cây cà chua lai mang đặc tính của cây cà tím thân cứng, bộ rễ phát triển khoẻ, khả năng chống bệnh nở cổ rễ, bệnh héo xanh, héo rũ rất tốt… phần ngọn là giống cà chua cũng nở hoa, kết trái như cà chua thông thường. Khi cà chua được ghép trên cà tím sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, cây khoẻ chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt là thích hợp với các loại hình thái thời tiết khác nhau, phù hợp để sản xuất trái vụ.
Kỹ thuật trồng giống cà chua ghép này không khó, bà con dễ tiếp thu nếu tuân thủ đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả cao. Đất cày xong phơi khô 1 tuần, làm luống rộng từ 90 - 100 cm, sâu 30 - 35 cm. Khoảng cách giữa các hàng 65 - 70 cm, mật độ 900 - 1.000 cây/sào, mỗi cây cách nhau từ 45 - 50 cm. Trồng cây vào chiều mát, khi trồng và chăm sóc không vun đất cao quá vết cây ghép.
Sau khi trồng nên dùng dây mềm buộc cây vào que tre để giữ cho cây không bị lay vết ghép và phủ rơm rạ trên luống để tăng độ ẩm và giảm cỏ dại. Thường xuyên tỉa bỏ tất cả các chồi nhánh, chồi nách không cần thiết. Phân bón cho cà chua nên sử dụng các loại phân hỗn hợp NPK. Giai đoạn đầu cây sinh trưởng chậm, phải bổ sung lượng nhỏ phân đạm và lân.
Để phòng trừ và giảm bớt sâu bệnh bà con nên làm sạch cỏ dại, tỉa bỏ lá già cho thông thoáng nhằm hạn chế nơi trú ngụ của sâu bọ trưởng thành. Nhổ bỏ những cây bị bệnh để hạn chế nguồn bệnh. Bón phân cân đối giữa các nguyên tố đa lượng NPK, không bón quá nhiều đạm.
Trồng cà chua trái vụ bằng giống cà chua ghép trên gộc cà tím cho năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao, năng suất trung bình đạt 1,5 – 2 tấn. Nếu như trồng chính vụ chỉ cho thu nhập 5 – 6 triệu/sào nhưng khi trồng trái vụ đạt từ 12 – 15 triệu đồng/sào. Từ đó, có thể nhận thấy hiệu quả kinh tế của giống cà chua lai.
Sản xuất thành công giống cà chua lai đã tạo được vùng sản xuất cà chua an toàn cho năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với giống cà chua truyền thống. Đồng thời, góp phần thay đổi tập quán canh tác của nông dân, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác.v
Related news
Bệnh thường gây hại cây con trong vườn ươm hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Vết bệnh thường gây hại ở phần gốc ngay trên mặt đất, nấm tấn công vào gốc làm gốc cây bị thối nhũn và cây bị gãy gục, phần cây bên trên vẫn còn tươi xanh. Sau khi cây gãy gục phần trên mới bị héo đi
Lượng hạt giống để có cây trồng cho 1.000m2 là 30 - 40kg. Hạt cần được xử lý bằng nước nóng 54oC trước khi gieo hoặc bằng một trong các loại thuốc: Rovral, Aliete, Zineb... Hạt giống được gieo qua liếp ươm, sau đó chuyển cây non ra trồng trên ruộng.
Nấm này gây bệnh cho cây con lúc ươm và cây nhỏ khi mới trồng. Triệu chứng của bệnh là đoạn thân gần gốc teo thắt lại, có màu đen. Toàn bộ hệ thống mạch dẫn, mô vi sinh, vỏ cây bị thối và cây bị gãy đổ ngay thân rồi chết. Trên mặt vết bệnh có các sợi nấm màu nâu sẫm, phân nhánh thẳng góc
Công nghệ ghép cà chua trên gốc cà tím EG203 và kỹ thuật trồng cà chua ghép trái vụ của Viện Nghiên cứu Rau quả đã được áp dụng thành công vào sản xuất ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu tóm tắt kết quả nghiên cứu này để bà con tham khảo và áp dụng
Cà tím là một loại rau khá quen thuộc ở nước ta. Bên cạnh rệp sáp hại trái non, sâu đục trái, bệnh thối trái... thì nhện đỏ cũng là một đối tượng gây hại tương đối nhiều cho cây cà (tùy theo vùng và mùa vụ trong năm) đôi khi khá trầm trọng, làm cho bộ lá của cây cà mất mầu xanh, bị bạc trắng, vàng úa rồi trút rụng sớm