Trang chủ / Cá nước mặn / Cá đối

Kỹ thuật sản xuất giống cá đối mục

Kỹ thuật sản xuất giống cá đối mục
Tác giả: 2LUA.VN tổng hợp
Ngày đăng: 14/01/2015

 1/ Nuôi cá bố mẹViệc nuôi nguồn cá bố mẹ có chất lượng tốt rất quan trọng trong sinh sản nhân tạo cá đối, là tiền đề về cơ sở vật chất cho cả quá trình sinh sản nhân tạo. Hơn nữa việc nuôi cá bố mẹ cần môi trường nước, thức ăn dinh dưỡng thích hợp cũng như điều kiện vệ sinh tốt và môi trường yên tĩnh, quan trọng nhất là bắt buộc phải có các điều kiện môi trường và điều kiện vật chất đầy đủ để có thể thúc đẩy việc tuyến yên kích thích biến đổi sinh lý và sự phát triển của tuyến sinh dục.- Cá bố mẹ được nuôi trong các ao có diện tích: 500 m2, đáy cát bùn, độ sâu mức nước trung bình 1,5m. Độ mặn: 15 - 25‰, pH: 7,5 – 8,5. Ao nuôi vỗ có lắp đặt hệ thống máy quạt nước để đảo nước.- Cá bố mẹ thường chọn loại từ 3 tuổi trở lên, cá cái thường có trọng lượng từ 2 – 3,5kg, cá đực có trọng lượng từ 1,3 – 1,8kg, cơ thể khỏe mạnh, không bị xây xát; có thể là cá được đánh bắt ở biển vào đầu mùa xuân, sau đó được thuần hóa và được nuôi tăng cường chất dinh dưỡng, hoặc có thể là những cá thể được chọn từ đàn cá trong ao, loại thứ hai trội hơn so với loại thứ nhất. Mật độ thả nuôi cá bố mẹ thích hợp vào khoảng 80-100 con/ 500m2. Thông thường, những cá thể được chọn từ đàn cá trong ao để nuôi làm cá bố mẹ sẽ tốt hơn, bởi không những cá sẽ đẻ nhiều trứng mà thế hệ cá đời sau cũng sinh trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên cần phải chú ý đến tỷ lệ cá đực và cá cái, do cá đực và cá cái nhìn bề ngoài sẽ rất khó phân biệt nếu không phải là mùa sinh sản. Nhằm ngăn chặn những sinh vật mang nguồn bệnh vào trong ao, có thể sử dụng dung dịch thuốc tím để rửa sạch cá trong vòng 5-10 phút.- Thức ăn sữ dụng trong suốt quá trình nuôi vỗ là thức ăn tôm hoặc thức ăn tổng hợp kết hợp gây màu nước. Mỗi ngày cho ăn 1 – 2% trọng lượng thân. Cho ăn vào lúc 7h và 16h30 trong ngày. Thức ăn cho vào các sàng ăn để dễ quản lý thức ăn. Trong quá trình nuôi vỗ có bổ sung thêm một số loại vitamin B, C, E.- Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường vào lúc 7h sáng, đảm bảo các yếu tố môi trường: pH: 7,5 – 8,5, độ mặn: 15 - 25‰.- Định kỳ kiểm tra mức độ thành thục của cá bố mẹ bằng cách sữ dụng que thăm trứng. Khi thăm trứng, sữ dụng thuốc Ethylene glycol monophenylether nồng độ 200ppm để gây mê cá bố mẹ, tránh tình trạng cá bị xây xát hoặc bị tổn thương tuyến sinh dục do cá vùng vẫy.1.1/ Kích thích sinh trưởng và sinh sản đối với cá bố mẹa) Kích thích sinh trưởngThông thường, thời gian đầu tháng 9 tuyến sinh dục của cá đối bố mẹ sẽ phát triển ở giai đoạn II. Cuối tháng 9 đầu tháng 10 khi nhiệt độ nước giảm xuống dưới 27°C sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn III, khi nhiệt độ nước từ 19°C~25°C sẽ là thời kỳ tuyến sinh dục của cá đối phát triển nhanh nhất, thời kỳ này các tế bào trứng của cá đối tích lũy một lượng lớn các noãn hoàng, tế bào trứng phát triển nhanh chóng. Đối với cá mẹ cần tiến hành kiểm tra trứng định kỳ, để xác định độ to nhỏ của trứng, nắm bắt tình hình phát triển của trứng; khi đường kính tế bào trứng đạt trên 500µm có thể tiến hành tiêm hooc-môn (cũng có thể pha hooc-môn vào thức ăn cho cá) để kích thích sinh trưởng, liều lượng tiêm cần dựa trên trọng lượng của cá và tình hình phát triển của tuyến sinh dục; đối với cá đực thành thục, dùng tay ấn để tinh dịch màu trắng sữa chảy ra, dùng kính hiển vi kiểm tra rồi nhỏ nước biển có nồng độ muối 25‰, nếu quan sát thấy tinh trùng đột nhiên chuyển động, điều đó chứng tỏ cá có quá trình thành thục tốt, có thế tiến hành kích thích sinh sản.b) Kích thích sinh sảnNắm chính xác mùa sinh sản, chọn cá bố mẹ thích hợp, trong phạm vi và nhiệt độ thích hợp, với liều lượng tiêm có hiệu quả, là những điều kiện cần thiết cho việc kích thích sinh sản nhân tạo. Sản xuất giống cá đối nhân tạo phải được tiến hành trong điều kiện nước có nồng độ muối cao, yêu cầu từ 24 ‰ trở lên, nhiệt độ nước từ 20~26°C (tốt nhất là từ 22~25°C).Cá bố mẹ dùng cho sinh sản nhân tạo, được tiêm LRHA kết hợp với Domperidone hoặc HCG để kích thích sinh sản; mỗi con cá sẽ được tiêm một dung dịch hỗn hợp gồm LRHA 5 – 10 μg + 50 – 100mg DOM/1kg cá hoặc 500 – 1000UI HCG /1kg cá. Sử dụng phương thức tiêm lồng ngực để thúc đẩy sinh sản, ở cá cái thời gian tiêm cách nhau 24 tiếng đồng hồ. Liều lượng của mũi tiêm thứ nhất và thứ hai giống nhau và bằng 1/4 tổng liều lượng, đa số được thực hiện vào buổi chiều; lần tiêm thứ ba dùng số thuốc còn lại tiêm vào mình cá, và lần tiêm này được thực hiện vào buổi sáng. Cá đực nếu có độ thành thục tốt thì có thể tiêm duy nhất một lần khi cá cái tiến hành tiêm mũi thứ ba, liều lượng tiêm bằng một nửa so với cá cái; nếu vẫn chưa đủ độ thành thục, có thể phân hai lần tiêm, tiêm mũi thứ nhất khi cá cái tiến hành tiêm mũi thứ hai, liều lượng tiêm bằng với cá cái và mũi thứ hai tiêm cùng lúc với lần tiêm thứ ba của cá cái, liều lượng bằng một nửa cá cái. Thông thường sau lần tiêm cuối cùng khoảng 10-24 tiếng đồng hồ, cá sẽ bắt đầu đẻ trứng.1.3/ Đẻ và ấp trứngCá bố mẹ sau khi được tiêm hooc-môn sẽ được đặt trong lưới đẻ trứng hoặc trong các bể compozit để có thể tiến hành đẻ trứng. Sau khi đã được thụ tinh, những trứng có sức nổi sẽ nổi trên mặt nước, khi đó có thể dùng sàng mềm hoặc lưới để vớt, rồi tắm trứng trong nước biển PV-I 100ppm hoặc penicillin G potassium (1 triệu đơn vị quốc tế / ml) và streptomycin sulphate (0,05 mg / ml) trong vòng một phút, sau đó chuyển trứng đã được thụ tinh vào các bể compozit 1m3, 5m3 hoặc đặt trực tiếp vào trong ao nuôi để tiến hành ấp trứng. Mật độ ấp trứng ở vào khoảng 100- 150 trứng / lít nước. Nhiệt độ nước thích hợp nhất cho trứng nở là 22~25°C, thời gian khoảng 36 - 48 tiếng đồng hồ; nồng độ muối là 25‰; lượng ôxy hòa tan yêu cầu trên 5mg/l, có thể máy thổi khí hoặc sử dụng dòng nước chảy để đảm bảo lượng ôxy hòa tan đầy đủ.1.4/ Nuôi cá bột lên cá hươnga) Mật độ thả nuôi: 40 - 50 con (cá mới nở) / lít nước là thích hợp nhất.b) Các nhân tố lý hóa:Giữ nhiệt độ nước vào khoảng 22~27°C là tốt nhất; nồng độ muối 25‰; nồng độ PH 7,5~8,5; ôxy hòa tan trên 5mg/l; nitrit dưới 3,00 µg/l; nitrat dưới 90 µg/l; amoniac dưới 30 µg/l; photphat dưới 9 µg/l; sunfua hidro dưới 5 µg/l.c) Điều chỉnh chất lượng nước:sau khi dùng nước để lọc cát, sẽ chiếu tia tử ngoại để diệt vi khuẩn, trước khi cho cá bột xuống ao cần cho thêm khoảng 104/ml tảo nannochloropsis oculata vào trong nước nuôi. Hút bùn, vớt màng bẩn, thay nước định kỳ, thời kỳ đầu cứ 3 ngày hút bùn một lần, thay 1/3 nước; thời kỳ giữa hút bùn 1~2 ngày một lần, thay 1/2 nước ; thời kỳ cuối mỗi ngày hút bùn một lần, thay nước mỗi ngày một lần, mỗi lần 1/2 ~3/5.d) Sục khí ôxy: Cứ 2 m² đặt một ống khuếch tán ôxy, nhằm đáp ứng cung cấp khí ôxy liên tục.e) Ánh sáng: Thời kỳ cá bột cần khoảng 100 lux ánh sáng tán xạ.f) Cho ăn:Trong vòng 2-3 ngày sau khi nở, cá bột không đi kiếm mồi, ngày thứ 3-4 bắt đầu đi kiếm thức ăn, thức ăn là trứng thụ tinh của các loài động vật thân mềm, ấu trùng bánh xe hoặc lòng đỏ trứng,vv…; sau 2-3 ngày nuôi sẽ dần dần cho ăn luân trùng hoặc ấu trùng copepoda; sau 6-7 ngày nuôi có thể cho ăn ấu trùng tôm. Sau khoảng 25 ngày tuổi tập cho cá ăn thức ăn tổng hợp NRD.Trong giai đoạn cho ăn thức ăn tự nhiên và artemia nên sữ dụng cốc thủy tinh để quan sát lượng thức ăn trong môi trường nước để điều chỉnh cho phù hợp.1.5/ Nuôi cá hương lên cá giốnga) Mật độ thả ương: 1.000 – 2.000 con/m2 là thích hợp nhất.b) Các nhân tố lý hóa:Giữ nhiệt độ nước vào khoảng 25~27°C là tốt nhất; nồng độ muối 25‰; nồng độ PH 7,5~8,5; oxy hòa tan trên 5mg/l; nitrit dưới 3,00 µg/l; nitrat dưới 90 µg/l; amoniac dưới 30 µg/l; photphat dưới 9 µg/l; sunfua hidro dưới 5 µg/l.c) Điều kiện ao ương:Ương cá trong ao có diện tích: 450 – 500 m2.Cấp nước đã được lọc qua cát vào ao, sau đó cấp thêm khoảng 104 – 105 tế bào/ ml tảo annochloropsis oculata vào trong nước nuôi. Thay nước định kỳ, cứ 3 - 4 ngày thay nước một lần, mỗi lần 1/6 – 1/5 khối lượng nước trong ao ương.d) Sục khí ôxy: Cứ 2 m² đặt một ống khuếch tán ôxy, nhằm đáp ứng cung cấp ôxy liên tục.e) Cho ăn:Sữ dụng thức ăn tổng hợp, sau đó phối trộn với thức ăn nhỏ của tôm trong thời gian khoảng 7 – 8 ngày, sau đó phối trộn với cám gạo, cám ngô theo tỷ lệ tăng dần cám gạo, cám ngô. Cho ngày 2 lần 7h30 và 16h trong ngày.Trong quá trình ương nuôi phải thương xuyên theo dõi sự biến động của các yếu tố như nhiệt độ, pH, hàm lượng ôxy hòa tan và độ mặn. Quan sát màu nước để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Nếu màu tảo dày nên giảm thức ăn, tốt nhất nên giữ mật độ tảo 104 tế bào/ml. mật độ tảo dày qua làm môi trường nước ương nuôi dễ biến động.Video nuôi cá đối mục phần 1 Video nuôi cá đối mục phần 2 Nguồn, hình ảnh: dostquangbinh.gov.vnVideo: youtube.comTags: cá đối mục, sản xuất giống cá đối mục, mô hình nuôi cá đối mục

Sản xuất giống cá đối mục

Mô hình nuôi Cá Đối Mục


Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá đối - Đặc tính sinh học Nuôi cá đối - Đặc tính sinh học

Cá đối là loài rộng muối và phân bố rộng rãi ở các thuỷ vực nước ven biển vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, nó được biết đến như là một loài cá đại chúng bởi vì chất lượng thịt và giá cả phải chăng so với các loài cá đắt tiền khác như cá mú, cá chẽm.

26/08/2016
Nuôi cá đối - Nuôi cá đối Nuôi cá đối - Nuôi cá đối

Nuôi cá đối - Nuôi cá đối

26/08/2016
Nuôi cá đối - Giải pháp cho các vùng nuôi tôm bị bỏ hoang Nuôi cá đối - Giải pháp cho các vùng nuôi tôm bị bỏ hoang

au hơn hơn 5 tháng triển khai thực hiện, Trạm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) huyện Gio Linh đã nuôi thành công cá đối mục thương phẩm trong ao tại xã Gio Mai – huyện Gio Linh.

27/08/2016