Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Kỹ Thuật Sạ Ngầm Lúa Trên Đất Phèn

Kỹ Thuật Sạ Ngầm Lúa Trên Đất Phèn
Ngày đăng: 20/01/2011

ĐBSCL có 1,6 triệu ha đất phèn, đặc biệt vùng đất phèn nặng do địa hình trũng, nước rút chậm, nếu chờ nước rút cạn để sạ gác sẽ lọt sang tháng 1/2006, rất bất lợi. Nên áp dụng phương pháp sạ ngầm để "cướp thời vụ", sạ sớm hơn được 2-3 tuần (sạ trong tháng 12/2005) sẽ rất có lợi: dễ đạt năng suất cao, chi phí nhẹ. Sau đây là 10 điểm cần lưu ý khi sạ ngầm ở ĐBSCL.

1. Điều kiện đầu tiên để áp dụng phương pháp sạ ngầm là: Nước trong, như vậy không phải vùng nào cũng sạ ngầm được, vùng có ưu thế để sạ ngầm là: Vùng đất phèn, đặc biệt là vùng đất phèn nặng (chất phèn sẽ làm lắng phù sa và làm cho nước trong nhanh).

2. Chỉ khi nước rút ló bờ mới được sạ, bà con nông dân cần củng cố bờ vùng, bờ thửa và hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng cho tốt.

3. Mực nước lúc sạ: Từ 20-40cm là phổ biến nhất. Địa hình cao, nước rút nhanh có thể sạ ở mức 40cm. Địa hình trũng, nước rút chậm, có thể chờ nước rút đến 15-20 cm mới sạ. Nói chung canh chiều cao mực nước cũng chưa đủ, cần canh tốc độ nước rút sao cho sau khi sạ 2 tuần, cây lúa mọc khỏi mặt nước là sạ ngầm thành công. Sạ ở mức nước quá thấp 50cm) cây lúa nằm lâu trong nước sẽ yếu về sau đẻ chồi kém và cho năng suất rất kém.

4. Đóng tất cả cống bọng lại trước lúc sạ để:

- Tránh tạo dòng chảy, nếu có dòng chảy sẽ làm nước đục và cây lúa mới mọc quá yếu sẽ ngã rạp theo dòng chảy hư lúa.

- Tránh cua cá ốc từ bên ngoài ruộng lúa vào ăn mầm của hạt giống.

5. Cần tiến hành lồng trục 2 lần (nếu được là 3 lần) trước khi sạ (để có lớp đất mặt tơi, nhuyễn) và vơ cỏ thật sạch. Nếu còn xác cỏ trên ruộng lúa, hạt giống sẽ nằm trên cỏ và sẽ bị nổi về sau.

6. Giống lúa: Chỉ được phép ngâm ủ "búp" vừa nứt nanh trắng, có nghĩa là không để ra mầm ra rễ quá dài (sạ xuống dễ bị nổi). Kỹ thuật ngâm ủ là: Ngâm 24-36 giờ, ủ 36 giờ là đủ (cướp ngót), nhớ ủ ấm, đảo đều. Lượng giống cho sạ ngầm (giống tốt: 140-160 kg/ha) cao hơn khuyến cáo cho sạ gác (100-120 kg/ha).

7. Nên bón lót phân lân nung chảy: Ninh Bình hoặc Văn Điển (400 kg/ha) là rất tốt (về sau sẽ bớt lượng phân DAP). Sạ ngầm tuyệt đối không dùng phân lân dễ tan khi cây lúa còn nằm trong nước (cấm dùng DAP, Super lân Lâm Thao, Super Lân Long Thành khi cây lúa còn nằm trong nước). Sau khi cây lúa ló lên khỏi mặt nước mới được phép bón các dạng lân dễ tan.

Biện pháp trộn giống (búp) với lân nung chảy nên khuyến cáo: Tỷ lệ trộn 1:1, cách làm: Bao giống sau khi ủ nứt nanh trắng mang nhúng xuống nước, xách lên, nước đang chảy ròng ròng, trải mỏng hạt giống ra và khui bao lân nung chảy dạng bột, rắc phân lân nung chảy lên và trộn đều, trộn xong đến đâu, mang gieo ngay đến đó. Lượng phân lân còn lại (của tổng số 400 kg/ha) sẽ được tiếp tục bón lót xuống ruộng. Biện pháp áo lân hạt giống cùng với việc đóng tất cả cống bọng lại sẽ hạn chế rất lớn tác hại của cua cá ốc (sạ ngầm với cách này không dùng nông dược để diệt cua cá ốc).

8. Sau khi sạ xong, hạn chế tối đa người và gia súc lội xuống ruộng (lội xuống làm nước đục, chết lúa).

9. Nên bón urê để thúc mầm từ 1-3 ngày sau sạ: Lượng từ 20-50 kg/ha (tùy độ đục của nước).

10. Trong trường hợp nước quá đục: Mực nước 20cm cần tiến hành đặt máy bơm 2 góc ruộng, bơm với lưu lượng vừa phải (tránh dụm lúa, nổi lúa) để loại bỏ lớp nước đục (sau đó nước mội sẽ xì lên và có độ trong hơn).


Có thể bạn quan tâm

Dinh Dưỡng Phù Hợp Cho Lúa Thơm Dinh Dưỡng Phù Hợp Cho Lúa Thơm

Khi bón phân cho lúa thơm, bà con đặc biệt chú ý không bón thừa phân đạm. Nguyên tắc bón theo nhu cầu của cây lúa vào các thời điểm sinh trưởng.

30/08/2013
Cách Hạn Chế Lúa Đẻ Nhánh Vô Hiệu Cách Hạn Chế Lúa Đẻ Nhánh Vô Hiệu

Cây lúa có khả năng đẻ nhánh rất lớn, tuy nhiên số nhánh hữu hiệu (nhánh cho bông), chỉ đạt tỷ lệ 20-30%. Những nhánh vô hiệu (nhánh không trổ bông) với số lượng lớn sử dụng nhiều dinh dưỡng làm tăng chi phí phân bón, tăng diện tích lá, tăng độ ẩm không khí trong ruộng là điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh phát sinh phát triển gây hại cho mùa màng.

31/07/2013
Giải Pháp Diệt Lúa Bị Bệnh Vàng Lùn - Lùn Xoắn Lá Đơn Giản, Hiệu Quả Giải Pháp Diệt Lúa Bị Bệnh Vàng Lùn - Lùn Xoắn Lá Đơn Giản, Hiệu Quả

Theo khuyến cáo của ngành chức năng, ở những ruộng bị bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá, nếu tỷ lệ cây nhiễm bệnh cao thì phải tiêu hủy toàn bộ, còn ở mức trên dưới 10% thì được phép duy trì ruộng lúa nhưng phải nhổ tận gốc và chôn sâu xuống bùn. Từ trước đến nay, bà con phải loại bỏ cây lúa bệnh bằng biện pháp thủ công nên rất tốn thời gian, công sức.

01/08/2013
Trừ Mầm Bệnh Hại Cho Thóc Giống Trừ Mầm Bệnh Hại Cho Thóc Giống

Nhiều loại nấm và vi khuẩn gây bệnh như nấm bệnh von mạ, bệnh khô vằn, đạo ôn, tiêm hạch; vi khuẩn gây bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh bạc lá lúa… tồn tại trên vỏ trấu hạt giống biểu hiện bằng các đốm, vết màu nâu, đen nhỏ trên hạt thóc.

08/08/2013
Bệnh Cháy Bìa Lá Bệnh Cháy Bìa Lá

Xanthomonas oryzae) Bệnh đốm cháy bìa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae nấm gây nên. Vi khuẩn xâm nhập qua thủy khổng, lỗ khí ở trên mút lá, mép lá và đặc biệt qua vết thương xây xát trên lá. Khi đã tiếp xúc với bề mặt lá, vi khuẩn có màng ướt nên dễ dàng di động qua vết thương, tiến vào bên trong các lỗ khí mà sinh sản nhân lên

28/10/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.