Kỹ Thuật Nuôi Tôm Hùm Ở Biển

Nghề nuôi tôm hùm trong lồng phát triển mạnh ở nhiều tỉnh ven biển Trung Bộ. Ngư dân vùng này đã có nhiều kinh nghiệm quý. Lồng nuôi tôm được làm khung bằng sắt (phi 16), kích thước lồng 3x3x1,4 m, chung quanh bao bằng lưới sợi ni-lông (mắt lưới cỡ 2-2,5 cm).
Khung sắt được sơn dầu và quấn nhựa chung quanh, tăng độ bền và tránh sực bám của hầu. Nơi đặt lồng nuôi là vùng nước sạch và lưu thông, đáy cát hoặc có rặng san hô. Ðộ sâu khi nước chiều cạn ít nhất là 3m, ít tàu, thuyền qua lại.
Tôm giống thả nuôi, cỡ 1,5-2,5 g/con với mật độ 20-25 con/m2/lồng sau 2 tháng nuôi chuyển sang mật độ 10-15 con/m2/lồng, sau 1,5 tháng, lại san tiếp sang lồng, giữ mật độ 5-6 con/m2/lồng và nuôi đến khi tôm lớn.
Mỗi lần chuyển sang lồng, dùng vợt nhẹ nhàng. Hàng ngày cho tôm ăn hai lần. Thức ăn là tôm nhỏ, cá, cua vụn... tươi sạch, không bị thối. Cho tôm ăn vào buổi sáng hoặc chiều tối. Lượng thức ăn 5-10% trọng lượng tôm thả nuôi. Chú ý kiểm tra nước hàng ngày, phòng nước bị nhiễm bẩn và dịch hại của tôm, kiểm tra sự an toàn của lồng. Trong quá trình nuôi, chú ý giữ yên tĩnh, không đặt lồng nơi cửa sông, có nước thải bẩn.
Có thể bạn quan tâm

Qui trình khai thác giống tôm hùm (pre-juvenile và juvenile) được đề xuất trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đã thu được của đề tài nhằm bảo đảm số lượng và chất lượng con giống đáp ứng cho nhu cầu nuôi

Trong thời gian gần đây, tình hình bệnh tôm hùm nuôi ở huyện Sông Cầu nói riêng, trong tỉnh nói chung có chiều hướng gia tăng.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm điện năng và hoạt hóa điện hóa Hà Nội, vừa trực tiếp hướng dẫn cho bà con thôn Phú Vĩnh (xã Xuân Thọ 1, huyện Sông Cầu) các phương pháp sử dụng dung dịch điện hoạt hóa (gọi tắt là Anolyte) để phòng, chữa bệnh cho tôm hùm, đồng thời cải tạo môi trường sinh thái ở vùng biển nuôi tôm hùm tập trung.

Các chế độ chăm sóc, quản lý, thiết kế lồng nuôi và chọn mật độ thả thích hợp là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến vụ nuôi. Sau đây là một số lưu ý nhằm giúp tăng năng suất trong nuôi tôm hùm thương phẩm…

Mới đây, ngày 12/10/2007, Bộ NN&PTNT đã ra công văn số 2821 gửi UBND các tỉnh Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận và Bình Thuận; Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản; Cục Thú y, về việc phòng chống bệnh tôm Hùm.