Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kỹ thuật nuôi thủy sản

Kỹ thuật nuôi thủy sản
Ngày đăng: 23/09/2015

“Nhịp cầu nhà nông” của Hà Nội sẽ giải đáp phần nào những câu hỏi liên quan vấn đề này…

Bệnh từ thiếu hiểu biết

Tại sao cá bị bệnh?

Cá và môi trường sống là một thể thống nhất, khi chúng mắc bệnh là kết quả tác động qua lại giữa cơ thể và môi trường sống.

Hay nói cách khác cá bị bệnh là sự phản ứng của cơ thể với sự biến đổi của các nhân tố ngoại cảnh (thường biến đổi xấu), cơ thể thích nghi thì tồn tại nếu chúng không thích nghi sẽ bị bệnh và chết.

Do đó cá bị bệnh phải có 3 nhân tố: Môi trường sống - nhân tố vô sinh; Tác nhân gây bệnh (mầm bệnh) - nhân tố hữu sinh; Vật nuôi - nhân tố nội tại.

Thiết kế xây dựng ao nuôi

- Địa điểm thiết kế xây dựng các trạm trại nuôi cá: Trước tiên nguồn nước phải có quanh năm và sạch sẽ. Không có các nguồn nước thải đổ vào, nhất là nguồn nước thải các nhà máy công nghiệp.

Xây dựng hệ thống công trình nuôi cá giữa các ao nên có hệ thống mương dẫn nước vào + thoát nước ra độc lập để khi có một ao cá bị bệnh dễ dàng cách ly không lây nhiễm bệnh cho các ao khác.

-Tẩy dọn ao và lồng trước khi ương nuôi: Tháo cạn ao; vét bùn đáy ao; tu sửa lại bờ; phơi đáy ao, kích lồng lên cạn, sau đó dùng các loại hoá chất để khử trùng ao.

Mục đích để diệt địch hại và sinh vật là vật chủ trung gian, sinh vật cạnh tranh thức ăn của cá, như các loài cá dữ, cá tạp, giáp xác, côn trùng, nòng nọc, sinh vật đáy... Diệt sinh vật gây bệnh cho cá.

Cải tạo chất đáy làm tăng các muối dinh dưỡng, giảm chất độc tích tụ ở đáy ao. Đắp lại lỗ rò rỉ, tránh thất thoát nước trong ao, xoá bỏ nơi ẩn nấp của sinh vật hại cá.

- Dùng vôi nung (CaO) để khử trùng: Ao sau khi đã tháo cạn nước dùng vôi nung (vôi bột hoặc vôi tôi). Liều lượng dùng phụ thuộc vào điều kiện môi trường, thông thường dùng 7 - 10 kg/100 m2.

Vôi rải khắp đáy ao và xung quanh bờ. Sau khi bón vôi một ngày cần dùng bàn trang hoặc bừa đảo đều rồi phơi nắng một tuần mới thả cá vào ương nuôi.

Có một số ao quá trũng không tháo cạn được thì cho vôi xuống ao còn đầy nước, nếu nước sâu 1m, dùng khoảng 200 - 220 kg vôi/ha.

Kích lồng lên cạn, dùng nước vôi quét trong và ngoài lồng, phơi khô từ 1 - 2 ngày.

Trong quá trình nuôi cá thương phẩm, thức ăn thừa và phân cá đã gây ô nhiễm môi trường nuôi, đặc biệt là thời gian cuối chu kỳ nuôi. Những sản phẩm khí độc như pS, NH3 ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cá nuôi.

Biện pháp dùng hệ thống sục khí để tăng cường hàm lượng oxy hoà tan trong ao, đặc biệt là tầng đáy, tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí phát triển sẽ làm giảm thiểu lượng khí độc trong ao.

Thay nước sẽ làm các chất thải và khí độc thoát ra khỏi ao.

Tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh cho cá

- Khử trùng cơ thể cá: Ao đã được tẩy dọn sạch sẽ và sát trùng đáy ao, nước mới tháo vào ao cũng đã lọc kỹ nhưng cá giống có thể mang mầm bệnh vào ao hồ.

Do vậy nguồn cá cá giống thả vào thuỷ vực cần tiến hành kiểm dịch, nếu có sinh vật gây bệnh ký sinh trên cơ thể cá cá thì tuỳ theo kết quả kiểm tra mà chọn thuốc trị bệnh cho thích hợp.

Thường thường người ta dùng phương pháp tắm cho cá bằng các loại thuốc sau: Nước muối (NaCl) 2 - 3% thời gian từ 5 - 10 phút; Formalin 200 -300 ppm thời gian 30 - 60 phút.

Hoặc phun xuống ao một trong các loại thuốc trên, nồng độ giảm đi 10 lần.

- Khử trùng thức ăn và nơi cá đến ăn: Thức ăn là động vật tươi nên rửa sạch, tốt nhất là nấu chín. Phân hữu cơ cần ủ với 1% vôi sau đó mới sử dụng.

Xung quanh nơi cho ăn, thức ăn thừa thối rữa gây nhiễm bẩn, tạo điều kiện cho sinh vật gây bệnh phát triển.

Do đó thức ăn thừa phải vớt bỏ, rửa sạch máng ăn và thường xuyên khử trùng địa điểm cho ăn.

Khử trùng nơi cá đến ăn dùng loại thuốc nào hay số lượng nhiều ít còn tuỳ thuộc vào chất nước, độ sâu, nhiệt độ nước, diện tích nơi cho cá ăn và tình hình phát sinh bệnh cá của cơ sở trong mấy năm gần đây.

 Tốt hơn hết thường xuyên dùng vôi nung hoặc Clorua vôi Ca(OCl)2 treo 2 - 3 túi xung quanh chỗ cho ăn để tẩy trùng. Liều lượng 2 - 4 kg vôi nung/túi hoặc 100 - 200 gr Clorua vôi/túi.

- Khử trùng dụng cụ: Sinh vật gây bệnh có thể theo dụng cụ lây lan bệnh từ ao bể bị bệnh sang ao, bể cá khoẻ. Vì vậy dụng cụ của nghề nuôi nên dùng riêng biệt từng ao, bể.

Nếu thiếu thì sau đó khi sử dụng xong phải có biện pháp khử trùng mới đem dùng cho ao, bể khác. Dụng cụ đánh bắt, quần áo khi lội ao phải dùng dung dịch Ca(OCl)2 200 ppm để ngâm ít nhất 1 giờ và rửa sạch mới dùng.


Có thể bạn quan tâm

835.000 Giỏ Hoa Phục Vụ Tết 835.000 Giỏ Hoa Phục Vụ Tết

Theo các hộ trồng hoa, thị trường tiêu thụ chủ yếu tại TP.Mỹ Tho, TP.HCM và các tỉnh lân cận. Do năm nay giá vật tư, thuốc BVTV, chi phí đầu vào tăng 10% so với cùng kỳ năm trước và giá nhân công cũng tăng khoảng 20% nên giá các loại hoa dự kiến cũng sẽ tăng giá từ 10 - 20% so với năm trước.

21/01/2015
Dây Chuyền Chế Biến Tinh Bột Sắn 120 Tấn/ngày Dây Chuyền Chế Biến Tinh Bột Sắn 120 Tấn/ngày

Cty CP Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (BDSTAR) đã tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập và khánh thành dây chuyền nâng công suất chế biến tinh bột sắn từ 60 tấn lên 120 tấn sản phẩm/ngày.

21/01/2015
Dưa Leo Vẫn Có Lãi Dưa Leo Vẫn Có Lãi

Gặp anh Lê Thanh Nam, ấp Thạnh Mỹ A, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đang tất bật chuyển những bao dưa leo lên xe kịp giao cho khách hàng, anh tranh thủ chia sẻ:

21/01/2015
Thủ Tướng Phê Duyệt Chương Trình Phát Triển 5 Ngành Có Lợi Thế Thủ Tướng Phê Duyệt Chương Trình Phát Triển 5 Ngành Có Lợi Thế

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định phê duyệt Chương trình đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thuộc 5 ngành: điện tử và công nghệ thông tin, dệt may, chế biến lương thực thực phẩm, máy nông nghiệp, du lịch và dịch vụ liên quan.

21/01/2015
Thu Tiền Triệu Mỗi Ngày Nhờ Bán Mật Ong Rừng Thu Tiền Triệu Mỗi Ngày Nhờ Bán Mật Ong Rừng

Anh Đồng Văn Vũ ở ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái, huyện An Phú (An Giang) có nhiều năm trong nghề săn bắt ong rừng, cho biết: “Thời điểm cận tết cho đến đầu mùa mưa là khoảng thời gian khai thác mật chính vụ. Khoảng thời gian đó, chất lượng mật rất tốt, sản lượng cao hơn so với mật khai thác vào những tháng mùa mưa”.

21/01/2015