Trang chủ / / Công nghệ thực phẩm

Kỹ Thuật Nuôi Rắn Ri Tượng

Kỹ Thuật Nuôi Rắn Ri Tượng
Ngày đăng: 17/04/2013

Rắn ri tượng là loài bò sát không độc, tuy ngoài tự nhiên khá hung dữ, nhưng khi được thuần hoá nuôi dưỡng lại rất hiền hoà, miễn là đừng chọc phá, nắm bắt đột ngột hay can thiệp không đúng cách khi chúng đang ăn hoặc đang tranh mồi.

Hiện loài rắn này đang được nuôi bằng nhiều cách như: nuôi trong khạp, trong hồ xây xi-măng, trong ao có xây tường bao quanh… với nhiều loại mồi giá rẻ, dễ kiếm để chúng làm thức ăn.

Trong điều kiện nuôi nhốt, khả năng tăng trọng cũng rất khá, nếu cho rắn tự ăn đầy đủ bằng loại mồi thích hợp thì ngay trong năm thứ nhất rắn con có thể đạt trọng lượng trên dưới 500 g/con, còn nhồi cho ăn có thể đạt đến 700 g-1 kg/con.

Qua những năm sau trọng lượng còn tăng nhanh hơn, nhất là đối với rắn cái. Giá thị trường của rắn ri tượng khá cao và đã ổn định từ nhiều năm qua trong khoảng trên dưới 200.000- 300.000 đồng/kg cho rắn thương phẩm loại 1.

Từ lâu nhiều người rất muốn phát triển nuôi loài bò sát này, nhưng trở ngại lớn nhất là khó tìm nguồn giống tốt hoặc rất khó thành công trong trường hợp nuôi dưỡng từ rắn con mới đẻ thành rắn thương phẩm.

Sau nhiều năm nuôi thử nghiệm, cho đẻ và theo dõi chăm sóc rắn con, chúng tôi ghi nhận được một vài điều sau đây, xin được chia sẻ cùng quý bà con muốn nuôi loại rắn này:

Rắn ri tượng sau hơn một năm tuổi, đạt trọng lượng 0,5 kg trở lên thì trưởng thành, chúng dễ dàng bắt cặp với nhau ở điều kiện nuôi nhốt trong bể xi-măng có các loài thực vật thuỷ sinh, cá biệt có con còn bắt cặp trong điều kiện nuôi trong thùng nhựa lớn.

Với tỷ lệ nuôi 3 rắn cái/1 con đực, rắn ri tượng vẫn bắt cặp và đẻ con khá tốt, trung bình trên dưới 10-20 con/rắn mẹ, và dường như số lượng con tuỳ thuộc tuổi thành thục và cả trọng lượng lớn hay nhỏ của rắn mẹ.

Chúng tôi cũng ghi nhận thêm, mùa vụ đẻ của rắn kéo dài trong điều kiện nuôi nhốt, có con đẻ ngay khi bắt đầu mùa mưa từ tháng 4-5 âm lịch, có con đến tháng 9-10 âm lịch mới đẻ và tỷ lệ rắn con chết lưu khá cao, khoảng 30%.

Rắn con sau khi đẻ 1-2 ngày có thể cho ăn bằng các loại mồi sống như: cá nhái (nòng nọc), các loại cá giống nhỏ có kích thước không quá lớn hơn so với vòng thân của rắn.

Nếu cho tự ăn bằng loại mồi sống thì sau này rắn sẽ quen và chỉ ăn mồi sống; do đó, cũng có thể dùng các loại cá giá rẻ như: cá rô phi, cá sặt bướm, cá lóc… còn tươi sống làm sạch và cắt nhỏ theo kích cỡ cá giống cho rắn tự ăn, hoặc chỉ nhồi nhét nếu con nào chưa quen ăn.

Khi rắn lớn lên thì kích thước mồi cũng nên lớn dần. Cái lợi của cách cho tự ăn là có thể dùng các loại cá chết cho rắn ăn tự nhiên đỡ phải tốn công nhồi nhét sau này và có thể nuôi với quy mô số lượng cá thể lớn hơn.

Rắn ri tượng khi còn nhỏ có thể nuôi mật độ cao trong thùng nhựa, hồ xi-măng hay lu, khạp… nhưng phải thả thực vật thuỷ sinh như lục bình (bèo Nhật Bản), rau ngổ, rau muống… cho rắn có nơi đeo bám để tắm nắng và thường xuyên thay nước mới, đừng để bị ô nhiễm.

Khi cho rắn ăn cần chú ý chúng hay tranh mồi, cần phải can thiệp kịp thời kẻo chúng nuốt nhau rồi cả hai sẽ cùng chết, bằng cách: nắm ngang cổ con rắn cần can thiệp nhường mồi và dùng dao thái loại nhỏ trở bề sóng nhẹ nhàng đưa vào miệng, lảy nhẹ cho hai hàm răng nhả ra rồi giũ cho cả con rắn được ăn cùng con mồi rơi xuống.

Rắn con nuôi nước tĩnh và cho ăn mồi sống là cá giống thường bị nhiễm bệnh của cá giống như: bệnh thuỷ mi, bị đẹn, ký sinh trùng… nên cần phải thường xuyên xử lý thuốc, hoá chất diệt các loại bệnh nói trên đối với cá giống trước khi cho rắn ăn vài giờ.

Để giảm giá thành và chủ động nguồn con giống, bà con có thể khởi đầu bằng cách chọn mua rắn mẹ thương phẩm có mang trứng từ sau tháng 12 âm lịch cho đến đầu mùa mưa (sờ dưới bụng rắn để biết), mang rắn về tiếp tục nuôi chờ rắn đẻ sẽ có rắn con.

Hoặc đặt mua rắn con mới đẻ tại các chủ vựa rắn vào đầu mùa mưa khoảng tháng 4-5 âm lịch hằng năm. Khi nuôi được 1 năm có thể chọn những con rắn lớn nhanh, da bóng mượt (cả đực và cái theo tỷ lệ 4-5 con rắn cái/rắn đực để nuôi tiếp thành rắn bố mẹ cho các mùa sau.

Trong trường hợp mua rắn thương phẩm 5-10 con/kg để nuôi, cần chú ý loại bỏ những con rắn đực (thường có đoạn chót đuôi dài và hơi phình ra từ hậu môn), hay rắn bị xiệc điện (phân biệt qua đường xương sống cong vênh không bình thường do bị điện giật) vì chúng thường ít ăn hay không ăn mồi, nuôi sẽ không lớn và dễ chết.

Hiện nay đã có nhiều người nuôi thành công rắn ri tượng ở quy mô nhỏ, nếu bà con nông dân chịu khó nghiên cứu, tìm hiểu và kiên trì sẽ nuôi thành công rắn ri tượng với quy mô thương mại, góp phần tăng thêm thu nhập đáng kể cho kinh tế hộ, giảm được áp lực săn bắt rắn ngoài tự nhiên, nguồn rắn đương nhiên sẽ chậm bị cạn kiệt./.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Rắn Long Thừa (Hổ Mèo) Thoát Nghèo Nuôi Rắn Long Thừa (Hổ Mèo) Thoát Nghèo

Từ TP HCM, biết tin nhiều hộ dân nghèo khó ở đảo Nhím (xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh nhờ nuôi rắn mà thoát khỏi cơn bĩ cực của sự khó nhọc, chúng tôi lập tức lên đường

19/02/2011
Hấp Dẫn Nuôi Rắn Hổ Hèo (Long Thừ) Hấp Dẫn Nuôi Rắn Hổ Hèo (Long Thừ)

Vì là loài rắn quý hiếm nên nhiều nhà hàng, quán ăn đã thu mua hổ hèo với giá khá cao, từ 450.000đ – 500.000đ/kg. Do đó, một vài bà con nông dân đã mày mò tìm cách nuôi hổ hèo cho sinh sản và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ

19/02/2011
Kỹ Thuật Nuôi Rắn Hổ Mang Kỹ Thuật Nuôi Rắn Hổ Mang

" Nuôi rắn hổ mang có hiệu quả kinh tế cao, mà lại không tốn thời gian", đó là nhận xét của anh Lê Hữu Trung, một người nuôi rắn tại thôn Nghĩa Dũng ( Cẩm Phong, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá). Tháng 6/ 2002, anh Trung mua 10 con rắn hổ mang để nuôi, hết 1,9 triệu. Đến tháng 11/ 2002, anh bán được 25kg rắn thịt, với giá 200 nghìn/ kg, thu được 5 triệu, trừ chi phí lãi được 2 triệu. Tuy mới chỉ nuôi thử nghiệm, nhưng đàn rắn đã mang về cho anh bình quân 500 nghìn/ tháng, số tiền đó cao hơn nhiều so với làm ruộng ở quê. Nhận thấy hiệu quả lớn từ nghề này, vào vụ nuôi 2003, anh mạnh dạn đầu tư 4 triệu mua 30 con rắn giống. Anh Trung cho biết: Đến tháng 11 sẽ bán lứa rắn này, dự kiến thu hơn 10 triệu đồng. Như vậy, chỉ sau 5 tháng ( từ tháng 5 đến tháng11), trừ chi phí anh thu lãi được 5 triệu đồng từ nuôi rắn.

28/12/2011
Độc Đáo Nuôi Rắn Bán Hoang Dã Độc Đáo Nuôi Rắn Bán Hoang Dã

Ông Chau Sóc Kim, người dân tộc Khmer, quê ở ấp An Thuận, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn – An Giang là người đầu tiên trong tỉnh nuôi rắn theo mô hình bán hoang dã, mang lại hiệu quả đáng khích lệ.

25/02/2012
Hội Thảo Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Hèo Hội Thảo Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Hèo

Sau khi tham quan mô hình nuôi rắn hổ hèo ở tỉnh An Giang và Tây Ninh. Tháng 5-2010, Trạm Khuyến nông thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã hỗ trợ 4 nông dân ở xã Mỹ Trà nuôi trình diễn 240 con rắn giống hổ hèo. Đến nay, trọng lượng rắn nhỏ đạt 500 - 600 gram/con, rắn lớn đạt 1,2 - 1,5 kg/con.

28/12/2011
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.