Kỹ thuật nuôi nhím cảnh- thú cưng cho các cô nàng yêu động vật
Kỹ thuật nuôi nhím dù là cảnh hay bán thì nhất định phải nhớ hãy kiên trì nếu không sẽ rất khó có thể đem lại kết quả như mong muốn.
Nuôi Nhím kiểng phải kiên trì và chăm sóc hết sức cẩn thận. Ảnh minh họa
Kỹ thuật nuôi nhím cảnh nghe có vẻ lạ lẫm nhưng thực tế loài thú này từ lâu đã rất thịnh hành trong đời sống của giới trẻ thành phố. Mặc dù nhím có bề ngoài rất xù xì xấu xí nhưng khi tiếp xúc, chăm sóc chúng các bạn sẽ thấy chúng rất đáng yêu.
Nhím cảnh có tên khoa học là Hedgehogs, chúng có tuổi thọ trung bình từ ba đến bốn năm. Nhím cảnh rất thuần và dễ nuôi, không tốn nhiều diện tích nên ai cũng có thể nuôi con vật này. Dưới đây là kỹ thuật nuôi cơ bản nhất cho bạn tham khảo để nuôi loài thú xinh xắn này.
Chọn giống
Tìm chọn giống nuôi nhím cảnh không khó nhưng để chọn cho mình một con nhím đẹp bạn phải tìm đến các cơ sở giống nuôi uy tín. Nhím giống phải có bộ lông mượt óng, màu lông đẹp, dáng chạy khỏe khoắn...
Chuồng nuôi
Do là loài vật chạy nhảy rất nhanh nên thiết kế chuồng nuôi phải rộng, thoáng tối thiểu là 32 x 60, không nên có tầng, và với một chiều cao tối thiểu để chúng không thể trèo ra. Không gian càng rộng càng tốt, vì điều này sẽ đảm bảo có rất nhiều chỗ để đồ chơi và tập thể dục.
Kỹ thuật nuôi nhím kiểng
Trước khi mua nhím hãy chắc chắn rằng bạn có tất cả mọi thứ cần thiết. Khi đưa nhím vào nhà của bạn lần đầu tiên, hãy để nhím ở lại một mình, điều này làm cho nhím không có cảm thấy bị đe dọa và trở nên quen thuộc với môi trường xung quanh. Nhím kiểng cần ít nhất một tháng để làm quen với bạn, với mùi hương mới, và môi trường mới. Vì chúng đã trải qua một sự thay đổi lớn trong cuộc sống.
Nhím kiểng là một trong số các loại động vật rất nhạy cảm với nhiệt độ. Với khí hậu có sự chuyển biến phức tạp như Việt Nam, có rất nhiều điều cần phải lưu ý trong quá trình nuôi loài động vật này. Nếu nhiệt độ thay đổi quá nhiều cơ thể nhím không đủ sức thích nghi sẽ dễ sinh bệnh.
Nuôi nhím kiểng cũng giống như nhiều thú cưng khác cần phải yêu thương và coi chúng như một người bạn thật sự.
Thức ăn và nước uống
Bạn có thể cho nhím kiểng ăn nhiều loại thức ăn, chẳng hạn như thức ăn cho mèo, rau củ, sâu bọ. Ngoài ra chúng ta cần bổ sung chất xơ và vitamin cho nhím kiểng. Không nên cho nhím đực ăn hay uống quá nhiều vitamin C, vì có thể gây vô sinh. Nước uống là thứ cần thiết nhất cho nhím kiểng, nước máy phải được lọc sạch, hoặc nước đã nấu chín, để tránh các bệnh về đường ruột.
Phòng và trị bệnh
Nuôi nhím kiểng ít khi bị bệnh, sức đề kháng của chúng rất tốt. Vào đầu mùa mưa chúng có thể bị cảm lạnh, ta chỉ cần sưởi ấm chúng bằng bóng đèn dây tóc. Và nên giữ cho lớp lót chuồng luôn sạch sẽ, vì có thể gây ra bệnh đường ruột hay ghẻ lở, bệnh ngoài da chẳng hạn. Tuyệt đối phải lót chuồng bằng các vật dụng kể trên, vì nếu không lót, sau một thời gian chúng sẽ tử vong. Bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất, với liều lượng cực nhỏ, chúng ta có thể trộng vào thức ăn hay nước uống.
Nuôi nhím kiểng phải thường xuyên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ.
Giá trị
Nuôi nhím cảnh đang trở thành trào lưu được rất nhiều người nuôi bởi chúng rất ần gũi với con người. Nhím cảnh có đủ màu sắc, từ trắng, muối tiêu, sôcôla, vàng... đến những màu sắc đột biến lạ mắt như nhím có hai màu trắng đen hoặc trắng xám. Những con có màu sắc bình thường thì giá từ 400.000đ - 500.000đ/con, những con đột biến thì giá cao gấp đôi. Hiện nay “sốt hàng” nhất là con có màu đen hoặc trắng xám giá đến 900.000đ/con nhưng cũng khó kiếm. Những con có màu cam còn có giá đến 2,5 triệu đồng/con, và thỉnh thoảng mới có. Vì vậy khi nuôi nhím cảnh bạn không chỉ thỏa thú nuôi vật cưng mà nếu khéo léo tính toán một cách hợp lý và áp dụng đúng các bước kỹ thuật nuôi cơ bản trên bạn cũng có thể nhanh chóng kiếm được lợi nhuận từ thú chơi vật cưng này.
Có thể bạn quan tâm
Có lẽ ở Việt Nam, nghề nuôi nhím được bắt đầu khởi sự ở “Trung tâm Nghiên cứu khoa học và sản xuất lâm nghiệp vùng Tây Bắc” từ những năm 90 của thế kỷ trước.
Nuôi nhím, dù là giống hoang dã hay đã được thuần hóa nhiều đời, ta cũng phải nuôi nhốt chúng trong lồng hay trong chuồng nuôi nhím, nếu không chúng sẽ sổng mất
Với loài nhím, giống thú hoang dã nhút nhát chỉ xuất hiện vào ban đêm, vì đó là thời khắc chúng kéo cả bầy đàn đi kiếm ăn, nhưng lại kiếm ăn trong vùng yên tĩnh
tính nhím rất nhát, dù nó ở vào tuổi trưởng thành, thân mình đã to đến mười lăm, hai mươi kí lô cũng không dám gây thù chuôc oán với ai
Đa số các loài động vật hoang dã đều ăn tạp, nhưng chắc không có loài nào biết ăn tạp bằng nhím. Có lẽ nhờ vào khả năng ăn tạp này nên nhím mới tăng trọng nhanh