Trang chủ / / Sinh viên/Thực tập

Kỹ Thuật Nuôi Lươn Thịt

Kỹ Thuật Nuôi Lươn Thịt
Ngày đăng: 07/01/2012

Lươn là loài cá sống chui rúc ở dưới bùn, điều tiên quyết để nuôi lươn có kết quả là phải đảm bảo nguyên tắc: Lươn không bò trốn đi mất, tạo môi trường sống tương tự gần giống với chúng sống ở ngoài thiên nhiên.

Tùy điều kiện: địa hình, quản lý, chăm sóc, giống lươn, thức ăn, phòng trị bệnh tật... mà có các hình thức nuôi khác nhau.

1. Bể xây nuôi lươn

Chọn nơi dễ lấy nước vào và thoát nước ra, nước chảy quanh năm càng tốt.

Bể nuôi lươn có nhiệm vụ chính là ngăn chặn, nhưng cũng nên phù hợp với điều kiện sống tự nhiên của lươn. Trước hết, bể phải đảm bảo độ cao để lươn không vượt qua được. Độ cao tối đa mà lươn có thể dựng thân vào tường để ngoi lên là 2/3 chiều dài thân chúng (ví dụ: lươn dài 60 cm có khả năng dựng thân tới 40 cm). Thứ hai, không nên xây bể quá rộng vì khó chăm sóc. Chiều dài của mỗi bể nuôi có thể từ 2-5 m. Nếu có địa thế xây dài thì nên ngăn thành nhiều bể.

Một số cơ sở đã xây bể theo kích thước: rộng 1 m, dài 3-5 m và cao 1-1,2 m: bằng gạch, đá, trát xi măng.

Tốt nhất là bể được xây chìm dưới mặt đất từ 20-40 cm, đáy đổ lớp bùn nhuyễn cũng khoảng 20-40 cm, lớp nước 10-20 cm. Ở một đầu bể, ta đổ một lớp đất sét pha thịt cao 50-60 cm, rộng ít nhất 40-50 cm để lươn vào làm tổ. Phía trên lớp đất trồng cỏ, rau khoai... để giữ đất và che mát. Cần bố trí một nơi cố định trong bể làm chỗ cho lươn ăn để tiện việc theo dõi lươn ăn và làm vệ sinh khi thức ăn còn thừa.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Lươn Đồng Kỹ Thuật Nuôi Lươn Đồng

Do lươn có tập tính sống chui rúc trong bùn đáy và đào hang để trú ẩn, đồng thời lươn cũng có thể bò đi nếu bờ ao không đủ cao.

08/03/2014
Kỹ Thuật Nuôi Lươn Trong Bồn Bằng Cây Bắp Khô Kỹ Thuật Nuôi Lươn Trong Bồn Bằng Cây Bắp Khô

Nuôi lươn là mô hình phổ biến ở nhiều địa phương và được nuôi bằng nhiều hình thức. Những năm gần đây, nhiều nông dân xã Tân An (TX. Tân Châu - An Giang) đã thực hiện mô hình nuôi lươn trong bồn ủ bằng cây bắp khô, thu được lợi nhuận cao, cải thiện đời sống.

28/04/2014
Nuôi Lươn Không Bùn Mô Hình Sáng Tạo Của Nông Dân Nuôi Lươn Không Bùn Mô Hình Sáng Tạo Của Nông Dân

Nuôi lươn không cần bùn, đất; dễ quản lý số lượng, thức ăn dư thừa và dịch bệnh; lươn phát triển nhanh, ít hao hụt… Đó là những ưu điểm của mô hình thí điểm nuôi lươn không bùn được nông dân xã Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú - An Giang) áp dụng mang lại hiệu quả tốt.

28/04/2014
Kinh Nghiệm Nuôi Lươn Không Bùn Trong Bể Xi Măng Kinh Nghiệm Nuôi Lươn Không Bùn Trong Bể Xi Măng

Xin giới thiệu về kinh nghiệm nuôi lươn không bùn bằng bể xi măng của hộ ông Phạm Ngọc Thanh ở đồi Yên Kiệt, xã Sông Lô, Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

28/04/2014
Kinh Nghiệm Lươn Nuôi Không Bùn Kinh Nghiệm Lươn Nuôi Không Bùn

Cách đây vài ngày, ông Nguyễn Chánh Thành, Chủ tịch Hội nông dân xã An Hòa (Trảng Bàng - Tây Ninh) thu hoạch đợt lươn.

28/04/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.