Kỹ Thuật Nuôi Heo Rừng Lai Sinh Sản
I. Thức ăn:
Có 2 loại thức ăn:- Thức ăn thô gồm: cây chuối, bẹ chuối, rau muống, rau cải…, các loại cỏ, các loại quả xanh…
- Thức ăn tinh: là loại thức ăn ít chất xơ và có thành phần dinh dưỡng cao hơn, bao gồm cám, gạo, ngô, đậu, khoai, sắn…Ứng với từng giai đoạn mà ta bố trí lượng thức ăn cho phù hợp và khống chế khẩu phần.Khẩu phần ăn: mỗi ngày cho ăn 2 lần chính (sáng và chiều, thức ăn chủ yếu là cám gạo hoặc cám tổng hợp tùy theo từng giai đoạn), buổi trưa nên cho heo ăn thêm rau, cỏ, củ, quả… (nếu có).
Heo nái hậu bị (đang mang thai): thức ăn cần đầy đủ dinh dưỡng, khẩu phần cần đầy đủ các chất đạm
* Heo nái đang cho con bú: đầy đủ dinh dưỡng để tạo nguồn sữa cho heo con.* Heo con tách đàn: sử dụng thức ăn tổng hợp cho heo con (cám viên…), đảm bảo dinh dưỡng để heo con tăng trưởng tốt
* Nên thường xuyên thay nước sạch cho heo uống nhằm ngăn chặn và phòng ngừa bệnh đường ruột cho heo.
II. Lên giống:
* Heo nái đến thời kỳ động dục thường có trọng lượng từ 30-35kg.* Sau khi tách heo con, heo mẹ từ 7-10 ngày sau có thể lên giống trở lại.
* Sau khi cho heo nái lên giống, muốn nhận biết heo nái đã mang thai, 3 tuần sau khi lên giống, heo nái không có biểu hiện động dục nữa.
III. Sinh sản:
1. Heo rừng lai mắn đẻ, đẻ nhiều con, mỗi năm có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa 6-7 con, cá biệt có lứa đẻ 9-10 con và khéo nuôi con (nuôi con rất giỏi). Trong tự nhiên, khi đẻ heo mẹ tự chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và tự tách bầy khi con lớn… Heo rừng lai sinh sản tự nhiên quanh năm. Vấn đề cơ bản là theo dõi biểu hiện lên giống và xác định thời điểm phối giống thích hợp.2. Thời gian mang thai là 3 tháng, 3 tuần, 4 ngày.
3. Khi gần đẻ, heo nái thường có biểu hiện như cắn ổ, tha cỏ, rơm rác…Nên nhốt riêng heo mẹ với đàn khi heo mẹ gần sinh để heo mẹ được nghỉ ngơi tốt hơn và dễ dàng chăm sóc heo mẹ với khẩu phần ăn đặc biệt hơn. Heo mang thai lứa đầu tiên đẻ từ 3-5 con, bắt đầu lứa thứ hai: 5-8 con. Thời gian đẻ (từ con đầu đến con cuối) 2 - 4 giờ. Quá trình đẻ diễn ra theo tự nhiên, không cần sự giúp đỡ hoặc can thiệp của con người. Heo con mới sinh có trọng lượng 700gr-1200gr.4. Heo sơ sinh màu lông đen, có những sọc nâu vàng chạy dọc thân, không cần đỡ đẻ, cắt rốn, chỉ khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ heo con đã có thể đứng dậy bú mẹ. 15-20 ngày chạy lon ton và bắt đầu tập ăn cỏ, cây. Heo con được 1,5-2 tháng tuổi đã cứng cáp, ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cai sữa, tách bầy làm giống…
5. Để heo con sinh trưởng, phát triển tốt, nên tạo điều kiện cho heo con bú sữa đầu càng sớm, càng tốt, chậm nhất 1-2 giờ sau khi sinh.6. Heo mẹ sau khi sinh thường có biểu hiện hung dữ khi có người lạ vào chuồng (giữ con rất kỹ), heo mẹ nuôi con rất khéo.
Có thể bạn quan tâm
Nhìn chung Heo rừng lai là loại động vật có sức đề kháng cao với bệnh tật hơn heo nhà. Chúng ít bệnh và thích nghi cao với môi trường sống.
Heo rừng cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon, chân dài, nhỏ và móng nhọn, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, mũi rất thính và khỏe
Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, mình nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng gọn, bốn chân chắc khỏe, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt. Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà...), qua bản thân (ngoại hình, khả năng thích nghi, khả năng sinh sản...) và qua đời sau.
Trên thực tế, người ta nuôi heo rừng lai dưới ba cách: nuôi nhốt, nuôi thả tự do, nuôi heo trong vòng rào.
Chọn con giống là công việc hết sức quan trọng, vì con giống tốt thì nó thì nó nhanh lớn và phát triển tốt. Nên chọn con điển hình về giống, nhanh nhẹn, lưng thẳng, bụng thon gọn, chân đi vững chắc