Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Kỹ Thuật Nuôi Ghép Cá Rô Phi Với Những Loài Cá Khác Trong Ao

Kỹ Thuật Nuôi Ghép Cá Rô Phi Với Những Loài Cá Khác Trong Ao
Ngày đăng: 15/02/2014

Nuôi ghép nhiều loài cá có tính ăn khác nhau trong cùng một ao sẽ tận dụng hết nguồn thức ăn tự nhiên trong nước, nhờ vậy sẽ làm tăng năng suất cá nuôi.

Tuy nhiên, cũng phải lựa chọn những loài nuôi để ghép, tỷ lệ nuôi ghép như thế nào là hợp lý... tùy thuộc điều kiện từng ao, hồ, nguồn thức ăn, phân bón, việc cung cấp cá giống tại địa phương. Muốn nuôi ghép cá rô phi với những loài cá khác, bà con có thể dùng một trong những công thức sau.

Ao nước tĩnh

Nuôi cá rô phi là chính: Rô phi 40%, mè trắng 20%, mè hoa 5%, trôi 20%, trắm cỏ 4%, chép 6%, trê lai 5%.

Nuôi cá trắm cỏ là chính: Trắm cỏ 45%, mè trắng 20%, mè hoa 2%, trôi 18%, chép 4%, rô phi 6%, trê lai 5%.

Ở ao nước chảy: Nên nuôi trắm cỏ là chính, với 2 công thức:

– Trắm cỏ 90%, rô phi 10%

– Trắm cỏ 80%, rô phi 10%, trôi 10%.

Cho ăn:

Sau những thí nghiệm nuôi cá rô phi bằng cám gạo ủ men và cám gạo không ủ men, phối trộn cám vào thức ăn nhân tạo với tỷ lệ 30, 40, 50, 60%, các nhà nghiên cứu nuôi trồng thủy sản đã kết luận: Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi khi cho ăn cám ủ men cao hơn cám không ủ men. Trong thành phần thức ăn nuôi cá rô phi cũng chỉ nên phối chế cám với mức 30 – 40%, ngoài ra bổ sung thêm các thành phần khác như bột đậu tương, bột cá... Để giúp người nuôi cá có thêm thông tin về việc dùng cám gạo nuôi cá rô phi, xin giới thiệu 3 công thức thức ăn nuôi cá rô phi ở Philippin:

CT1: Cám gạo 77% + bột cá 23%

CT2: Cám gạo 70% + ốc băm nhỏ 30%

CT3: Cám gạo 74,59% + khô dầu dừa 18,65% + bột hoa màu 4,66% + bột mì 2,10%.

Các chuyên gia nuôi cá rô phi đã rút ra những kết luận rất bổ ích cho người nuôi cá như sau:

– Nếu thả cá rô phi với mật độ 15 con/m2, cho cá ăn loại thức ăn có 30% đạm thực vật, có thể thu 15 tấn cá/ha/năm.

– Nếu thả cá rô phi với mật độ 25 con/m2, cho cá ăn loại thức ăn có 40% đạm, trong đó 1/3 là đạm động vật, có thể thu 30 tấn/ha/năm.

Chú ý: Không nên tăng tỷ lệ đạm động vật lên quá cao.

Được biết, ở Viện Nghiên cứu NTTS I gần đây họ thực nghiệm nuôi cá dùng các công thức như sau:

– Nuôi từ cá hương lên cá giống: Bột cá 40%, đỗ tương 10%, khô lạc 15%, cám gạo 34%, vitamin 1%.

Nuôi cá rô phi thịt trong lồng đặt ở hồ chứa: Bột cá 10%, đỗ tương 12%, khô lạc 15%, cám gạo 40%, ngô 17%, sắn 5%, vitamin 1%.

Như vậy tất cả các công thức thức ăn nuôi cá rô phi ở trên đây đều dùng đến cám gạo như một thành phần bắt buộc, với mức thấp nhất là 40%, cao nhất là 77%.


Có thể bạn quan tâm

Vacxin cứu cá khỏi bệnh đốm trắng Vacxin cứu cá khỏi bệnh đốm trắng

Các nhà khoa học Mỹ đã cho thấy rằng cá có thể được chủng ngừa Ich hay còn gọi là bệnh “đốm trắng”, nhưng việc sử dụng văcxin chủng ngừa sự phát triển sinh vật ký sinh với khối lượng lớn còn chưa chắc chắn.

15/04/2016
Loại bỏ bệnh đốm trắng ở cá Loại bỏ bệnh đốm trắng ở cá

Theo các nhà khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, đồng sunphát là cách chữa trị hiệu quả cho căn bệnh Ichthyophthirius multifiliis (Ich), một loại ký sinh trùng đơn bào tạo nên các đốm trắng trên cá bị nhiễm bệnh.

20/04/2016
Cá con sinh trưởng tốt nhất trong nhiệt độ giống môi trường sống của bố mẹ Cá con sinh trưởng tốt nhất trong nhiệt độ giống môi trường sống của bố mẹ

Theo nghiên cứu mới được công bố, cá con sẽ sinh trưởng tốt nhất trong nhiệt độ giống môi trường sống của bố mẹ.

25/04/2016
Nồng độ pH thấp có thể loại bỏ hiện tượng tảo vàng nở hoa gây hại - nguyên nhân giết chết cá Nồng độ pH thấp có thể loại bỏ hiện tượng tảo vàng nở hoa gây hại - nguyên nhân giết chết cá

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Baylor hiện đang tiến một bước gần hơn đến nhận thức rõ hơn về tảo gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở hơn 18 tiểu bang.

02/05/2016
Tây Ban Nha Phát triển vắc-xin uống cho cá nuôi Tây Ban Nha Phát triển vắc-xin uống cho cá nuôi

Công ty công nghệ sinh học Bionaturis đã tung ra một dự án tìm kiếm các lựa chọn thay thế hiệu quả hơn trong chủng ngừa cho cá nuôi mà không cần phải dùng tay tiêm cho từng con.

02/05/2016