Kỹ Thuật Nuôi Ghép Cá Rô Phi Với Những Loài Cá Khác Trong Ao

Nuôi ghép nhiều loài cá có tính ăn khác nhau trong cùng một ao sẽ tận dụng hết nguồn thức ăn tự nhiên trong nước, nhờ vậy sẽ làm tăng năng suất cá nuôi.
Tuy nhiên, cũng phải lựa chọn những loài nuôi để ghép, tỷ lệ nuôi ghép như thế nào là hợp lý... tùy thuộc điều kiện từng ao, hồ, nguồn thức ăn, phân bón, việc cung cấp cá giống tại địa phương. Muốn nuôi ghép cá rô phi với những loài cá khác, bà con có thể dùng một trong những công thức sau.
Ao nước tĩnh
Nuôi cá rô phi là chính: Rô phi 40%, mè trắng 20%, mè hoa 5%, trôi 20%, trắm cỏ 4%, chép 6%, trê lai 5%.
Nuôi cá trắm cỏ là chính: Trắm cỏ 45%, mè trắng 20%, mè hoa 2%, trôi 18%, chép 4%, rô phi 6%, trê lai 5%.
Ở ao nước chảy: Nên nuôi trắm cỏ là chính, với 2 công thức:
– Trắm cỏ 90%, rô phi 10%
– Trắm cỏ 80%, rô phi 10%, trôi 10%.
Cho ăn:
Sau những thí nghiệm nuôi cá rô phi bằng cám gạo ủ men và cám gạo không ủ men, phối trộn cám vào thức ăn nhân tạo với tỷ lệ 30, 40, 50, 60%, các nhà nghiên cứu nuôi trồng thủy sản đã kết luận: Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi khi cho ăn cám ủ men cao hơn cám không ủ men. Trong thành phần thức ăn nuôi cá rô phi cũng chỉ nên phối chế cám với mức 30 – 40%, ngoài ra bổ sung thêm các thành phần khác như bột đậu tương, bột cá... Để giúp người nuôi cá có thêm thông tin về việc dùng cám gạo nuôi cá rô phi, xin giới thiệu 3 công thức thức ăn nuôi cá rô phi ở Philippin:
CT1: Cám gạo 77% + bột cá 23%
CT2: Cám gạo 70% + ốc băm nhỏ 30%
CT3: Cám gạo 74,59% + khô dầu dừa 18,65% + bột hoa màu 4,66% + bột mì 2,10%.
Các chuyên gia nuôi cá rô phi đã rút ra những kết luận rất bổ ích cho người nuôi cá như sau:
– Nếu thả cá rô phi với mật độ 15 con/m2, cho cá ăn loại thức ăn có 30% đạm thực vật, có thể thu 15 tấn cá/ha/năm.
– Nếu thả cá rô phi với mật độ 25 con/m2, cho cá ăn loại thức ăn có 40% đạm, trong đó 1/3 là đạm động vật, có thể thu 30 tấn/ha/năm.
Chú ý: Không nên tăng tỷ lệ đạm động vật lên quá cao.
Được biết, ở Viện Nghiên cứu NTTS I gần đây họ thực nghiệm nuôi cá dùng các công thức như sau:
– Nuôi từ cá hương lên cá giống: Bột cá 40%, đỗ tương 10%, khô lạc 15%, cám gạo 34%, vitamin 1%.
Nuôi cá rô phi thịt trong lồng đặt ở hồ chứa: Bột cá 10%, đỗ tương 12%, khô lạc 15%, cám gạo 40%, ngô 17%, sắn 5%, vitamin 1%.
Như vậy tất cả các công thức thức ăn nuôi cá rô phi ở trên đây đều dùng đến cám gạo như một thành phần bắt buộc, với mức thấp nhất là 40%, cao nhất là 77%.
Related news

Pallab Sarker (trái) trợ lý giáo sư nghiên cứu Dartmouth và Giáo sư Anne Kapucinski tiến hành một thí nghiệm về việc sử dụng vi tảo như một thành phần thức ăn chăn nuôi bền vững cho nuôi trồng cá rô phi.

Phương pháp biến đổi có thể tăng hiệu quả thức ăn, loại bỏ chất thải. Cá rô phi Mozambique (Oreochromis mossambicus) là một loài ứng cử viên sản xuất tốt trong hệ thống biofloc.

Việc tăng cường các hệ thống nuôi cá rô phi dẫn đến cá khỏe mạnh dễ bị nhiễm vi khuẩn khác nhau gây thiệt hại kinh tế cho nông dân nuôi cá rô phi.

Ngành công nghiệp nuôi thủy sản đang tăng cường sử dụng các thành phần thực vật trong thức ăn và loại bỏ thức ăn truyền thống được làm từ cá, điều này có thể ảnh hưởng đến một số lợi ích sức khỏe khi chúng ta ăn hải sản, đề nghị một phân tích mới.

Stress sinh lý và tổn thương cơ thể là những yếu tố cơ bản của bệnh cá và tỷ lệ tử vong trong nuôi trồng thủy sản. Stress được định nghĩa là các yếu tố vật lý hay hóa học gây phản ứng cho cơ thể có thể dẫn đến bệnh và tử vong. Nhiều mầm bệnh cá tiềm năng đang tiếp tục hiện diện trong nước, đất, không khí, hoặc cá.