Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Kỹ thuật nuôi gà con thả vườn - Phần 2

Kỹ thuật nuôi gà con thả vườn - Phần 2
Tác giả: NCN
Ngày đăng: 23/07/2016

Nuôi dưỡng gà con

Nên chọn những thức ăn có sẵn ở địa phương giá rẻ và có nhiều loại thức ăn để hỗ trợ chất dinh dưỡng cho nhau mà gà lại thích ăn.

Gà con 1-30 ngày chưa nên cho ăn rau.

Nhưng nếu không có premix vitamin thì sau 30 ngày tập cho ăn bèo, rau rửa sạch, thái nhỏ.

Rau bèo có thể cho ăn riêng hoặc trộn lẫn với thức ăn hỗn hợp.

Gà sau 1 tháng tuổi tập cho ăn thóc mọc mầm, ban đầu băm ngắn, tiến tới cho ăn nguyên hạt.

Lượng thức ăn 1 ngày đêm:

Số bữa ăn: Ngày cho ăn 6 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 2 giờ, cho ăn đúng giờ quy định.

Như trên đã trình bày, giai đoạn gà con (1-2 tháng tuổi) cơ thể chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng kém, vì vậy đối với một sô bệnh đã có vacxin phòng, cần nghiêm túc thi hành như:

Marek (u cục ở phủ tạng, da, mắt, thần kinh).

Gumboro (phân loãng có bọt khí, nằm liệt, các cơ xuất huyết, đặc biệt túi Fapicms gần lỗ huyệt sưng to hoặc chứa đầy máu).

Đậu (có những nốt màu xám ở mào, chân, mắt).

Newcastle (ỉa phân xanh, đầu nghẹo, kêu “toóc tróc”).

Ngoài ra nên đề phòng một số bệnh như sau:

Chống bạch ly, hen gà truyền qua phôi và các stress.

Cho uống lúc gà bắt đầu xuống chuồng (1 ngày tuổi).

Stress-ban 10gr + Streptomycin 1gr + 1,5 lít nước cho 400-500 gà 1 ngày tuổi uống/1 ngày.

Liên tục 3 ngày.

Kết hợp với: 10ml vitamin A hoặc ADE3, B.complex trộn với 500-600 g thức ăn hỗn họp cho 500 gà.

Liên tục 3 ngày.

Phòng trị cầu trùng và các bệnh nhiễm khuẩn (7 ngày tuổi trở lên).

Cocci – stop.ESBg hoặc Anti – coccid:

1 gói 20g pha với 20 lít nước cho 100kg gà uống trong 1 ngày.

Liên tục 3 ngày.

Nếu có hiện tượng phân gà sống lẫn bọt khí, có màu sáp nâu hoặc máu tươi thì phải tăng gấp đôi liều lên.

Có thể kết hợp tiêm bẳp 0,3ml kanamycin 10%/1 lần/ngày.

Dùng trong 2-3 ngày bệnh có thể khỏi.

Phòng trị hen gà: Cần giữ chuồng thật khô ráo.

Liều phòng: Dùng 1g Anti-CRD pha 1 lít nước cho uống vào các ngày 9-12, 18-21, 28-30, 38-40 ngày tuổi.

Liều chữa: gấp đôi.

 


Có thể bạn quan tâm

Tụ huyết trùng - bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gà Tụ huyết trùng - bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gà

Vào những ngày mưa với độ ẩm cao, gà thường dễ mắc bệnh trong đó có bệnh tụ huyết trùng. Dù không quá nguy hiểm như một số bệnh khác, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, tụ huyết trùng thường gây tỉ lệ chết cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho bà con. Dưới đây là một vài thông tin cơ bản về bệnh này mà bà con nên tìm hiểu để phòng và trị bệnh một cách tối ưu nhất.

20/05/2016
Chăn nuôi gà ta có khó Chăn nuôi gà ta có khó

Gà ta là một trong những giống gà được chăn nuôi phổ biến nhất ở nước ta bởi chất lượng thịt, trứng ngon, được người tiêu dùng vô cùng ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu muốn gà ta cho chất lượng cao nhất, kỹ thuật chăn nuôi cần phải được thực hiện theo một số nguyên tắc nhất định. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng nhất trong số đó.

23/05/2016
Kỹ thuật nuôi gà con thả vườn - Phần 1 Kỹ thuật nuôi gà con thả vườn - Phần 1

Kỹ thuật nuôi gà con thả vườn - Phần 1

23/07/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.