Chăn nuôi gà ta có khó
1. Các giống gà ta
Ở nước ta hiện nay có một số giống gà ta cơ bản như gà Ri, gà Hồ, gà mía, gà Đông Tảo…. Tùy loại gà mà sẽ mang đến khối lượng, chất lượng thịt khác nhau cũng như sản lượng trứng cũng khác nhau.
Ví dụ, gà Ri là giống gà nhỏ, cân nặng chỉ khoảng 1,5-2kg nhưng lại cho sản lượng trứng 80-100 quả/năm.
Trong khi đó, gà Đông Tảo có cân nặng lên đến 5 kg nhưng sản lượng trứng lại chỉ dừng lại ở mức 55-60 quả/năm.
Nhìn chung, đặc điểm của các giống gà này đều là cho thịt ngon, lòng đỏ trứng to, thơm và nhiều chất dinh dưỡng.
Do đó, tùy vào điều kiện chăn nuôi của gia đình cũng như khí hậu của địa phương mà bà con có thể cân nhắc lựa chọn giống gà sao cho phù hợp.
2. Úm gà
Úm gà là giai đoạn giúp gà thích nghi dần với môi trường để có được sức đề kháng tốt nhất. Giai đoạn này thường sẽ kéo dài trong thời gian từ 2-3 tuần, tùy theo điều kiện thời tiết.
Bà con có thể dùng cót tre để úm gà, bên trong rải trấu hoặc rơm cắt ngắn và bố trí một chiếc bóng đèn 75-100w đặt cách nền khoảng 50cm để giữ ấm cho gà.
3. Mật độ chăn nuôi gà ta
Khi chăn nuôi gà ta, bà con có thể bố trị mật độ nuôi như sau:
– Khi gà được 1-20 ngày,mật độ phù hợp là khoảng 40-50 con/m2.
– Khi gà được 11-30 ngày tuổi, mật độ nuôi giảm xuống còn 20-25 con/m2.
– Khi gà được 31-45 ngày tuổi, mật độ phù hợp là 15-20 con/m2
– Khi gà được 46 ngày tuổi trở lên, mật độ còn 12-15 con/m2.
4. Thức ăn cho gà ta
Lượng thức ăn cho gà ta cũng có sự khác biệt theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của gà. Trong 10 ngày đầu, tỉ lệ thức ăn khoảng 6-10g/1 con là phù hợp nhất.
Tuy nhiên, khi gà được 11-30 ngày tuổi, bà con sẽ phải tăng lên 15-20g. Tiếp đến, gà 1-2 tháng tuổi cần có tỉ lệ thức ăn 30-40g và khi 2 tháng trở lên là 45-80g/con.
Gà ta thường được người tiêu dùng yêu thích bởi chất lượng thịt, trứng ngon.
Tuy nhiên, nếu muốn đạt được kết quả như vậy, bà con cần chú ý đến tỉ lệ phối trộn thức ăn cho gà. Tốt nhất bà con nên hạn chế tối đa việc sử dụng cám công nghiệp. Thay vào đó, bà con nên cho gà ăn thóc, ngô, cám gạo, bèo, rau xanh…
Đặc biệt, nếu muốn gà lớn nhanh mà thịt chắc, thơm, kháng bệnh tốt, bà con nên sử dụng men ủ vi sinh NN1 để ủ thức ăn cho gà.
Với sản phẩm này, bà con có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, giúp việc chăn nuôi trở nên nhàn hạ mà vẫn đảm bảo được chất lượng cao nhất
Đặc biệt, nếu có điều kiện, bà con nên chăn nuôi gà ta theo hình thức chăn thả.
Điều này giúp gà vận động tốt, tự kiếm được thức ăn giúp chi phí giảm, đồng thời thịt, trứng có chất lượng cao hơn.
Tuy nhiên, bà con cần kiểm tra diều gà sau mỗi ngày, tránh trường hợp để gà bị đói.
Có thể bạn quan tâm
Ngày nay, việc sử dụng máy ấp trứng là một trong những lựa chọn hàng đầu, giúp tạo ra nguồn giống gia cầm với chất lượng cao mà không gặp nhiều rủi ro như cách thực hiện thủ công. Tuy nhiên, trước khi quyết định chọn mua máy ấp trứng, bạn nên tham khảo một số thông tin dưới đây.
Mô hình nuôi gà thả vườn thường mang đến gà với chất lượng cao, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất của người sử dụng. Tuy nhiên, để có thể thành công với hình thức chăn nuôi này, bạn cần chú ý đến một vài yếu tố dưới đây.
Vào những ngày mưa với độ ẩm cao, gà thường dễ mắc bệnh trong đó có bệnh tụ huyết trùng. Dù không quá nguy hiểm như một số bệnh khác, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, tụ huyết trùng thường gây tỉ lệ chết cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho bà con. Dưới đây là một vài thông tin cơ bản về bệnh này mà bà con nên tìm hiểu để phòng và trị bệnh một cách tối ưu nhất.