Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá trê

Kỹ thuật nuôi Cá trê phi - Đặc điểm sinh học

Kỹ thuật nuôi Cá trê phi - Đặc điểm sinh học
Tác giả: Dương Nhựt Long
Ngày đăng: 25/08/2016

I - Đặc điểm sinh học

Cá trê lai vàng là kết quả của lai giống bằng phương pháp sinh sản nhân tạo giữa cá trê phi và cá trê vàng.

Cá trê vàng lai có ngoại hình tương tự như cá trê vàng, da trơn nhẵn, đầu bẹp, thân hình trụ, dẹp ở phía đuôi.

Thân có màu vàng xám hoặc nâu vàng xám, phần bụng màu vàng nhạt, trên thân lốm đốm nhiều bông cẩm thạch và nhiều chấm trắng nhỏ theo chiều đứng (thẳng góc với thân cá).

Cá trê vàng lai rất mau lớn, trong điều kiện nuôi với mật độ thích hợp thức ăn đầy đủ, sau 3 – 4 tháng nuôi cá sẽ đạt trọng lượng trung bình từ 150 – 200 g/con.

Cá sống trong môi trường nước hơi phèn và trong điều kiện nước hơi lợ (độ mặn < 5‰).

Cá phát triển tốt trong môi trường nước có độ pH trong khoảng từ 5,5 – 8,0.

Do cá có cơ quan hô hấp phụ nên cá trê vàng lai sống được trong ao, đìa nước tù, chịu đựng được cả những khi hàm lượng oxy trong nước xuống thấp (1 – 2 mg/l).

Cá trê vàng lai hoạt động, bơi lội, ăn mạnh vào buổi chiều tối hoặc ban đêm, lúc trời mờ sáng, vì vậy việc kéo lưới thu hoạch cá (cá giống và thịt) nếu thực hiện vào những thời gian kể trên sẽ đạt hiệu quả cao.

Mùa vụ thả nuôi thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10 âm lịch hàng năm.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật nuôi cá trê Kỹ thuật nuôi cá trê

Cá trê dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, có thể nuôi trong bể, ao nhỏ vài chục mét vuông đến ao rộng vài trăm mét vuông, nuôi đơn, nuôi ghép đều được.

06/11/2015
Kỹ Thuật Nuôi Cá Trê - Phần 1 Kỹ Thuật Nuôi Cá Trê - Phần 1

Cá trê dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, có thể nuôi trong bể, ao nhỏ vài chục mét vuông đến ao rộng vài trăm mét vuông, nuôi đơn, nuôi ghép đều được.

25/08/2016
Kỹ Thuật Nuôi Cá Trê - Phần 2 Kỹ Thuật Nuôi Cá Trê - Phần 2

Kỹ Thuật Nuôi Cá Trê - Phần 2

25/08/2016