Kỹ thuật nhân giống táo - Phần 2
4. Kỹ thuật ghép.
Phương pháp ghép: Nên áp dụng kiểu cửa sổ.
- Chuẩn bị gốc ghép và cành ghép: Gốc ghép cần được lau sạch. Chọn cành ghép bánh tẻ trên cây mẹ đã được chọn nh có năng suất cao, phẩm chất quả ngon, ít sâu bệnh....
- Thời vụ ghép vào giữ tháng 8 đến cuối tháng 9 khi điều kiện thời tiết mát dần (trong điều kiện ở phía Bắc).
- Lựa chọn mầm ghép: ở nách lá táo thường có 2 loại mầm là mầm sinh dưỡng và mầm hoa. Tùy theo giống và điều kiện ngoại cảnh mà hai loại mầm cùng phát triển hoặc chỉ phát triển một loại vì mầm này phát triển sẽ ức chế mầm kia.
Quan sát trên một cành táo có thể lấy mầm ghép được ta thường thấy từ gốc đến ngọn có những loại mầm sau đây.
1. Mầm ẩn: ở nách lá không có u lồi (thường lá đã rụng), mầm này không mọc.
2. Mầm hình bầu dục: Giữa nách lá có u lồi hình bầu dục hoặc hình hạt vừng, chân mầm gọn, thẳng đứng. Mầm này thường mọc và có nhiều ở đoạn gốc cành sinh ra từ mầm bất định của phần gốc cành già trong tán cây.
3. Mầm hình tam giác: Phía đầu trông tựa có túm lông hình đuôi chim, đây là do lá bắc tạo thành. Chân mầm thường choãi nhiều về phía dới tạo thành hai góc đáy của tam giác, màu nâu bạc. Mầm này thường mọc rất chậm có khi đến 3-4 tháng sau, hoặc khung mọc. Nếu mọc thường có 2-4 lá to xòe ra. Sau khoảng 10-15 ngày mầm mới nhú rõ, lúc đầu yếu nhưng về sau khỏe, muốn mầm bật lên nhanh thì cắt phiến lá xòe đó đi.
4. Mầm hình quả tim: Trông nh hình quả tim nổi lên giữa nách lá, thường có màu nâu đỏ, chỉ sau khi cắt phần trên của gốc ghép từ 2-7 ngày là mọc thành cành vơn dài ra rất nhanh. Loại mầm này thường có nhiều ở phần giữa cành hoặc trên các cành bé trong tán cây (cành tay).
5. Mầm hoa: Phía ngọn cành mẹ hoặc cành quả ngoài tán thường có nhiều mầm hoa, phát triển thành chùm hoa trông rất rõ. Cũng có khi chùm hoa này rụng đi còn lại vết cuống hoa hình tròn.
Đối với giống táo Thiện Phiến ngọt, cành mầm hoa không thấy có mầm sinh dưỡng nên loại mầm này thường không mọc.
Đối với giống táo Gia Lộc thì cành mầm hoa, mầm sinh trưởng cũng phát triển tốt nên tỷ lệ mọc cao (mặc dù không khỏe bằng các loại mầm sinh dưỡng ở phần cành).
6. Mầm hình cung: Rất bé, thường nằm cạnh mầm hoa phía ngọn cành hoặc trên các cành bé. Loại mầm này khó mọc.
7. Mầm cạnh: ở ngay gốc cành đâm ra từ nách lá thường có mầm cạnh nằm nghiêng tạo với trục cành một góc 45°. Đây là loại mầm sinh dưỡng có khả năng sinh trưởng mạnh, nên tận dụng khi ghép.
Có thể bạn quan tâm
Táo có thể trồng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, riêng các tỉnh phía nam có thể trồng quanh năm, song tốt nhất là trồng vào mùa mưa
Trên lá, bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở mặt dưới lá trước sau đó mới lan dần. Khi mới xuất hiện đốm bệnh có hình tròn, màu xám xanh, viền dần rõ nét hơn và có tơ màu đen hơi xanh. Sau một thời gian vết bệnh mọc nhô lên trông như những chiếc gai nhỏ
Cần tiến hành thường xuyên các khâu xới đất, trừ cỏ, dựng cây đổ, cắt mầm gốc khoảng 20-30cm từ mặt đất lên làm cho gốc nhẵn sạch, trừ sâu ăn lá kịp thời.