Bệnh ghẻ trên táo
- Bệnh ghẻ táo: Đây là bệnh do nấm Venturia inaequalis gây ra.
Nấm thường tấn công trên các phiến lá, cuống lá, hoa và trái non, ít khi tấn công trên các chồi non.
Các sợi nấm thường lây lan qua các giọt nước, gió…và xâm nhiễm vào các lỗ khí khổng của các bộ phận non ở lá, cuống hoa, quả non để phát triển và gây hại.
Trên lá, bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở mặt dưới lá trước sau đó mới lan dần.
Khi mới xuất hiện đốm bệnh có hình tròn, màu xám xanh, viền dần rõ nét hơn và có tơ màu đen hơi xanh.
Sau một thời gian thì các sợi tơ này biến mất, vết bệnh mọc nhô lên trông như những chiếc gai nhỏ.
Bệnh nặng làm cho lá bị nhỏ lại, rộp phồng lên và khô chết dọc theo bìa lá.
Trên quả, vết bệnh có hình tròn, rõ nét, màu xanh xám, có các sợi tơ phát triển trên đó.
Giai đoạn sau các vết bệnh chuyển màu nâu sẫm, nổi thành ghẻ và nứt.
Nếu trên bề mặt quả có nhiều vết bệnh và bệnh phát triển mạnh sẽ làm cho cho quả bị biến dạng, méo mó, chất lượng kém, thịt quả cứng, ít nước và ăn không ngon, thậm chí bị rụng sớm.
- Cách phòng trị: Để phòng ngừa cả 2 bệnh nói trên cần xử lý hết nguồn bệnh trước khi trồng mới hoặc sau các vụ thu hoạch cần đốn tỉa triệt để và thu gom hết các tàn dư cây bệnh đem tập trung và đốt hết để tránh lây lan.
Không nên trồng quá dầy làm vườn cây thiếu ánh sáng, cắt tỉa, tạo hình để các cây sinh trưởng phát triển tốt, có độ thông thoáng, tránh được ẩm độ cao trong vườn.
Dùng vôi bột, Falizan để xử lý đất.
Phun ngừa bằng Bóocđô 1% hoặc các thuốc trừ nấm có gốc đồng như Copper-Zine, Copper-B, Oxýt clorua đồng pha nồng độ 0,25-0,3% (pha 25-30 g/bình 10 lít), Benomyl, Zineb, Difolatan ở nồng độ 0,2% sau khi cánh hoa rụng, rất có hiệu quả phòng ngừa.
Khi có triệu chứng bệnh xuất hiện hoặc đã gây hại nặng thì nên dùng các loại thuốc trừ nấm mạnh có tính nội hấp 2 chiều như Ridomil, Aliette 80WP, Topsin M pha nồng độ 0,3% (30 g/bình 10lít) phun kỹ trong và ngoài tán, phun ướt đẫm toàn bộ mặt tán.
Cần lưu ý là các hợp chất đồng có thể làm lá bị đổi màu rêu đỏ (các giống ổi có màu đỏ nhạt tương đối ít bị ngộ độc hơn).
Theo khuyến cáo của viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam thì khi trái ổi đạt kích thước 2/3-3/4 kích thước tối đa có thể dùng biện pháp bao trái vừa hạn chế được sự gây hại của sâu bệnh đồng thời giúp cho trái mau lớn và giữ được màu sắc, mã quả đẹp sẽ bán được giá cao.
Với các giống ổi quý thì việc bao trái càng nên làm vì dễ làm, chi phí thấp mà hiệu quả lại cao.
Có thể sử dụng túi nilon (có cắt vài lỗ nhỏ cho trái hô hấp) hoặc túi giấy chuyên dụng.
Nên phun một số thuốc trừ nấm như Antracol 70WP, Topsin M 70WP, Copper-Zinc 85WP trước khi bao trái để trái không bị nhiễm bệnh sau khi bao.
Có thể bạn quan tâm
Diện tích trồng táo toàn tỉnh hiện có trên 790 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm gần 580 ha, sản lượng đạt gần 15.700 tấn. Ở nhiều nơi trong tỉnh, cây táo đã được chọn là đối tượng cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thậm chí đã thay thế hẳn cây nho tại một số vùng trồng nho truyền thống.
Táo ta là loại cây trồng thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau, sau một năm bắt đầu cho thu hoạch, năng suất cao và ổn định
Táo có thể trồng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, riêng các tỉnh phía nam có thể trồng quanh năm, song tốt nhất là trồng vào mùa mưa