Kỹ thuật khai thác và vận chuyển Tôm Hùm Giống
1/ Khai thác bằng lưới
Ngư cụ khai thác là lưới trủ:
+ Mắt lưới có kích cỡ 5mm (2a =5mm).
+ Kích thước lưới phụ thuộc vào quy mô khai thác+ Ðộ dài lưới dao động khoảng 100 – 150m, độ cao 4 – 6m.
+ Các hoạt động khai thác được tiến hành vào ban đêm .+Sử dụng ánh sáng đèn neon có cường độ khoảng 1000 – 2000W.
+ Lưới được giăng xuống biển bằng thuyền vào khoảng 8 giờ tối, sau 4 – 5 tiếng (vào khoảng 12 – giờ khuya lưới được kéo lên thuyền lần thứ nhất để thu gom những con tôm hùm giống dính lưới.
Ngay sau đó, lưới được giăng tiếp xuống biển, vào khoảng 4 giờ sáng lưới được kéo lên lần 2.
Một đêm khai thác thường kết thúc vào khoảng 5 giờ sáng của ngày hôm sau.Những tôm hùm giống mắc lưới được gỡ ra rất nhanh và được lưu giữ trong các thùng nhựa tròn có thể tích 4 lít, khoảng 100-150 con/thùng và máy sục khí.
Kích cỡ tôm giống thu được khá đồng đều, chúng trong suốt và chiều dài giáp đầu ngực chỉ dao động từ 7 – 8mm/con và trọng lượng từ 0,25 – 0,35 g/con.
Khi thuyền cập bến, tôm hùm giống được chuyển sang các thùng xốp với nước biển sạch.
Kích thước của thùng là 30 x 50 x 25 cm, dưới đáy rải một lớp cát mỏng 5 -7mm.
Mật độ lưu giữ khoảng 200 – 300 con/thùng và có sục khí liên tục.
2/ Khai thác bằng bẫy :
Loại bẫy được làm bằng lưới thường có chiều dài 60cm và đừơng kính khoảng 40cm.
Riêng san hô được sử dụng làm bẫy có nhiều kích cỡ khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại san hô.
Ða số san hô tảng được chọn là những khối có trọng lượng khoảng 2-5kg, các lỗ trên bền mặt được khoan cách nhau khoảng 10 – 15cm, kích thước mỗi lỗ từ 2 – 2,5cm.
Ðối với bẫy được làm bằng những gỗ cây cũng được khoan lỗ tương tự như đối với san hô.
Các loại bẫy được thả xuống nước ở độ sâu khoảng 4-5 m vào tháng 11 hàng năm, nghĩa là vào thời gian xuất hiện tôm hùm giống.
Sau khoảng 3-5 ngày, khi bẫy đã ổn định ngư dân sẽ thu bắt tôm hùm hàng ngày vào các buổi sáng bằng cách giũ bẫy vào trong vợt lưới hoặc bắt chúng ra bằng tay từ các lỗ đã khoan.
Kích cỡ con giống thu được khoảng 7,5 – 10 mm CL/con và trọng lượng xấp xỉ 0,3 – 1 g/con.
Vào cuối tháng 5 bẫy cũng được thu lên bờ và cất giữ ở nơi thoáng mát để sử dụng cho mùa khai thác năm sau.
Với cách khai thác này, trong một diện tích thả bẫy khoảng 50 x 100m có thể thu gom được khoảng 50 – 200 con/ngày vào những tháng đỉnh cao như tháng 1 hoặc tháng 2 trong năm.
Và tôm giống cũng được giữ trong các thùng xốp hoặc xô nhựa với nước biển có sục khí.
3/ Khai thác bằng lặn bắt
Ðây là loại hình khai thác truyền thống của ngư dân miền Trung.
Năm 1998 trở về trước, tôm hùm giống được khai thác chỉ bằng lặn bắt.
Hình thức này đảm bảo con giống khỏe, với kích cỡ lớn từ 12 – 15 mm CL/con và trọng lượng 7 – 9 g/con.
Song số lượng con giống được khai thác mỗi ngày tối đa chỉ được 100 – 150 con/thuyền/10 ngày/5 người vào mùa khai thác chính trong năm.
Vào các tháng sau số lượng khai thác chỉ đạt 3 – 10% so với vụ chính.
4/ Kỹ thuật vận chuyển tôm hùm giống
Tôm hùm giống đã được vận chuyển bằng nhiều phương pháp khác nhau từ các vùng khai thác đến các vùng nuôi dọc ven biển miền Trung.
Từ những số liệu điều tra cho thấy các hình thức vận chuyển đều đảm bảo tỷ lệ sống trong vận chuyển đạt khoảng trên 80%.
4.1. Phương pháp vận chuyển khô
Thường được sử dụng để vận chuyển con giống lớn khoảng 30 – 100 g/con.
Dụng cụ vận chuyển là các thàng xốp có kích thước 30 x 40 x 25 cm; hoặc 60 x 70 x 45 cm tùy thuộc vào số lượng giống cần vận chuyển.
Mật độ tôm vận chuyển khoảng 150 – 300 con/thùng xốp.
Thời gian vận chuyển khoảng 3 – 7 giờ với nhiệt độ được duy trì 21 – 22 0C bằng đá cây lạnh giữ trong các hộp nhựa hoặc túi ni-lon kín.
Tôm được giữ độ ẩm của nước biển bằng rong hoặc bằng khăn vải dày và chuyên chở bằng xe máy hoặc xe ôtô.
Tỷ lệ sống trong vận chuyển đạt 90 – 95%.
4.2. Phương pháp vận chuyển nước
Ðược sử dụng để vận chuyển con giống nhỏ, từ post-puerulus (tôm trắng) đến juveniles (tôm bò cạp).
Trọng lượng của cỡ giống này chỉ xấp xỉ 0,25 – 1 g/con, và rất nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của môi trường sống.
Dụng cụ vận chuyển cũng là các thùng xốp có kích cỡ 30 x 50 x 25 cm hoặc 45 x 60 x 35 cm.
Dưới đáy thùng được phủ một lớp rong câu tươi hoặc một lớp cát dày 0,5 – 1cm.
Ðổ nước biển sạch vào thùng xốp cao ngập cát hoặc rong khoảng 5 -7cm và sục khí trong suốt thời gian vận chuyển.
Nhiệt độ nước được duy trì 21 – 220C với thời gian vận chuyển từ 5 – 15 giờ; và khoảng 23 – 25 0C với thời gian vận chuyển 3 – 5 giờ bằng đá cây lạnh giữ trong các hộp nhựa hoặc túi ni – lon kín.
Tôm giống được đưa vào thùng xốp với mật độ 300 – 400 con/thùng nhỏ hoặc 700-1000 con/thùng lớn.
Song hầu hết các phương tiện vận chuyển bằng xe máy thường sử dụng các thùng nhỏ vì tính gọn, nhẹ và dễ dàng xử lý trên đường vận chuyển.
Thùng lớn được sử dụng khi chuyển giống với số lượng lớn bằng xe ô tô.
Tỷ lệ sống trong vận chuyển thường đạt 95 – 97%.
4.3. Chất lượng và tỷ lệ sống của con giống sau vận chuyển
Chất lượng của con giống nuôi phụ thuộc khá lớn vào hình thức khai thác và thời gian lưu giữ tôm sau khi khai thác; Phụ thuộc vào cỡ giống,thời gian lưu giữ và kỹ thuật lưu giữ.
Bảng 1: Tỷ lệ sống của tôm hùm giống (pre – juveniles) sau 10 ngày nuôi với hình thức khai thác, phương tiện/thời gian vận chuyển và thời gian lưu giữ khác nhau trong năm 2002
Các thông số | Tỷ lệ sống của con giống sau 10 ngày nuôi | |||
Khai thác bằng lưới kéo | Khai thác bằng lặn bắt | |||
V/chuyển bằng xe máy | V/chuyển bằng ô tô | V/chuyển bằng xe máy | V/chuyển bằng ô tô | |
Thời gian lưu giống 2 ngày | 85,4 9,6 | 85,0 12,7 | 84,3 9,8 | 85,6 10,0 |
Thời gian lưu giống 4 ngày | 61,4 19,6 | 58,7 19,9 | 60,5 19,5 | 60,7 20,2 |
Thời gian lưu giống 6 ngày | 44,4 20,7 | 42,5 19,6 | 4,3 16,7 | 50,6 18,0 |
Có thể bạn quan tâm
Mới đây, ngày 12/10/2007, Bộ NN&PTNT đã ra công văn số 2821 gửi UBND các tỉnh Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận và Bình Thuận; Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản; Cục Thú y, về việc phòng chống bệnh tôm Hùm.
Nghề nuôi tôm hùm phát triển nhanh và tập trung ở một số khu vực hẹp nên chất thải của hoạt động nuôi tích luỹ ngày càng nhiều gây tác động xấu đến môi trường. Để duy trì và phát triển nghề nuôi thuỷ sản theo hướng bền vững thì không còn con đường nào khác là phải hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường.
Vài năm trở lại đây, nhiều người dân ở TX Sông Cầu đã mạnh dạn đầu tư phát triển nghề nuôi tu hài thương phẩm bằng lồng, khay treo dưới các bè nuôi tôm hùm, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Lâu nay, việc nuôi tôm hùm tại các vùng biển sử dụng chủ yếu bằng bè, điều này làm tăng chi phí quản lý, đồng thời có nhiều rủi ro.
Thoạt nghe, ai cũng thấy lạ vì từ trước đến nay nói đến chuyện nuôi tôm hùm, mọi người Việt Nam đều nghĩ đến những lồng, bè tôm lênh đênh trên biển. Nhưng công nghệ nuôi tôm hùm trên bờ, trong bể xi măng đã phát triển ở nhiều nước như Úc, Mỹ, Singapore, Nhật Bản... Và nay, PV NNVN đã được “mục sở thị” mô hình hết sức mới mẻ này tại trại nuôi tôm sú post của ông Hồ Mòn – Phú Thịnh – Cam Phú – Cam Ranh - Khánh Hoà.