Kỹ Thuật Cho Bưởi Ra Trái Ngon, Đẹp

Bưởi thường nở hoa không tập trung, lứa hoa đầu và lứa hoa thứ hai trong một cây nở cách nhau 30 ngày, các hoa đơn trong một chùm hoa kép cũng nở cách nhau 5-7 ngày. Những trái ra trước do được cung cấp nhiều dinh dưỡng nên thường lớn nhanh, to hơn, sớm cho thu hoạch, chất lượng cũng tốt hơn những trái ra sau.
Do đó nên chủ động tưới ẩm, bón phân khoáng cho bưởi trước khi nở hoa 25-30 ngày. Bón thúc trái lần 1 trong thời gian từ ngày 15-30 tháng 1 với số lượng 30-50 kg phân chuồng hoai mục, 0,2-1kg đạm urê, 1-2 kg lân supe hoặc 1-5 kg phân hỗn hợp NPK (13:13:13) cho mỗi cây. Bón thành 4 hốc dưới hình chiếu của tán lá cây, độ sâu bón phân 20 cm. Bón thúc trái lần 2: bón thành 2 lần với giống bưởi chín sớm (tháng 9-10), 3 lần cho giống bưởi chín muộn (tháng 12 cho đến tháng 1 năm sau). Số lượng bón 0,5-1 kg đạm urê, 1-2 kg kali clorua cho mỗi cây và giữ độ ẩm cho đất để rễ cây hút phân được thuận lợi. Có thể phun dung dịch K-Hamute; Atonic; K-H 502/503; K-H 701/702… 2 lần trước khi nở hoa, 2-3 lần khi trái lớn bằng nắp chai, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày sẽ giúp trái lớn nhanh, độ đồng đều cao, mã trái đẹp, chất lượng, năng suất tăng 20-30 %.
Có thể bạn quan tâm

Rệp sáp là lọai đa ký chủ gây hại trên nhiều lọai cây trồng và trên nhiều bộ phận của cây như lá, thân, trái. Hiện nay nguy hiểm nhất là rệp sáp gây hại trên rễ

Trong những năm gần đây, cây có múi được gieo trồng trên địa bàn rộng lớn, đặc biệt là bưởi đang được chú ý phát triển với các giống bưởi ngon như bưởi Da Xanh

Bưởi da xanh là loại cây có múi cho trái quanh năm và có giá trị kinh tế cao được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Anh Nguyễn Văn Tùng, sinh năm 1961, canh tác hơn 1 ha với 9 mương vườn và 11 bờ đất, phần lớn trồng bưởi da xanh nhiều lứa khác nhau

Từ khi nguồn phân hóa học tràn lan trên thị trường, nông dân chỉ quan tâm bón phân hóa học mà bỏ quên phân hữu cơ - một nguồn dinh dưỡng bền vững cho cây trồng.