Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Hậu Bị
Với giai đoạn gà hậu bị ( gà giống lúc 8-9 tuần tuổi), anh Lập chia sẻ: cần chọn những con gà nhanh nhẹn, chân bóng cứng cáp, không dị tật, đi lại bình thường. Có màu lông đặc trưng của giống và khối lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn giống:
Trong đó, anh cho biết cần đưa ra mục tiêu rất rõ ràng, trong giai đoạn này phải đảm bảo tốc độ tăng trưởng và phát triển hợp lý cho phép để đạt được độ đồng đều và thành thục sinh dục tốt. Giảm thiểu sự biến dị trong đàn để quản lý tốt hơn. Độ đồng đều tốt là yếu tố quan trọng để đạt được khối lượng cơ thể chuẩn. Tùy thuộc vào điều kiện chuồng nuôi, mùa vụ, khí hậu mà quyết định mật độ đàn nuôi. Giai đoạn này chỉ sử dụng ánh sáng tự nhiên là đủ.
“Không nên cho gà uống nước tự do mà cho uống theo tỷ lệ với thức ăn, thường là 2 nước/ 1 thức ăn vì hạnh chế gà đối sẽ uống nước nhiều gây hiện tượng no sinh lý. Tuy nhiên về mùa hè nhiệt độ môi trường cao cần chú ý cho gà uống đủ nước và cần bổ sung thêm Vitamin C và chất điện giải để chống nóng ngay từ đầu từ giờ sáng.” Anh Lập nhấn mạnh.
Lúc này, thức ăn phải đảm bảo giá trị dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của từng giống gà.Đến cuối mỗi giai đoạn cần cân kiểm tra gà. Nếu không đạt khối lượng chuẩn thì tiếp tục sử dụng loại khẩu phần đang ăn cho tới khi đạt chuẩn.
Đặc biệt cần chú ý đến việc ghi chép số lượng thức ăn tiêu thụ, số lượng này nên bằng với lượng thức ăn khuyến cáo trong bảng “ Lượng thức ăn tiêu thụ và thể trọng”, lượng thức ăn ăn vào luôn luôn được cân đối theo khối lượng đạt được so với chuẩn. Nếu gà hậu bị cân nặng hốn với khối lượng chuẩn là 100g( là điều bất thường) thì cần kiểm soát hàm lượng chất dinh dưỡng trong khẩu phần. Và kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh đậu gà do virus Viruela Aviar gây ra chủ yếu trên gà con 2- 5 tuần tuổi nuôi nhốt tập trung.
Bệnh cúm gia cầm do virus gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, tỷ lệ chết rất cao (100%), gây thiệt hại lớn về kinh tế. Các loài gia cầm: Gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, chim cút, bồ câu, đà điểu, các loài chim hoang dã đều có thể mắc bệnh. Bệnh có thể lây sang người và một số động vật khác.
Theo các chuyên gia ngành gia cầm, để nuôi gà đẻ trứng đạt năng suất trứng cao, chất lượng tốt, cho hiệu quả cao người chăn nuôi cần quan tâm một số yếu tố cơ bản sau đây:
Giai đoạn gà hậu bị từ 1 ngày tuổi đến 18 - 20 tuần tuổi là giai đoạn quan trọng nhất chuẩn bị cho đàn gà sinh sản phát triển tốt và khả năng sinh sản cao. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà trong thời gian từ lúc mới nở đến khi đẻ trứng quyết định tuổi đẻ trứng đầu, số trứng đẻ ra và trọng lượng trứng…