Kỹ thuật chăn nuôi đà điểu tổng hợp - Phần 1
Đà điểu có khả năng thích nghi với một vùng trải rộng từ 50 độ vĩ Bắc tới 30 độ vĩ Nam có tất cả các loại hình khí hậu nóng, lạnh, khô, ẩm khác nhau. Hiện nay nhiều nước trong khu vực như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, các nước Châu Âu (Israel, Pháp….) và Mỹ đang phát triển mạnh chăn nuôi Đà điểu.
I. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
1. Giai đoạn nuôi gột úm: sơ sinh-3 tháng tuổi
– Khối lượng sơ sinh: 0,8-1,0 kg/con
– Tỷ lệ nuôi sống: 75-85 %
– Khối lượng cuối giai đoạn: 22 kg/con
– Tiêu tốn thức ăn/giai đoạn: Tinh: 1,86 kg
– Xanh: 2,28 kg
2. Giai đoạn đà điều con 3-6 tháng tuổi
– Tỷ lệ nuôi sống: 90-95 %
– Khối lượng cuối giai đoạn: 53 kg/con
– Tiêu tốn thức ăn/giai đoạn: Tinh: 2,99 kg
Xanh: 4,34 kg
3. Giai đoạn sinh trưởng 6-12 tháng tuổi
– Tỷ lệ nuôi sống: 95-98 %
– Khối lượng cơ thể? Trống: 105-110 kg/con
Mái: 88-95 kg/con
– Tiêu tốn thức ăn/giai đoạn: Tinh: 6,0-6,2 kg
Xanh: 4-4,5 kg
(Nếu nuôi thịt giết mổ lúc 10-12 tháng tuổi)
4. Giai đoạn nuôi dò, hậu bị: 12-24 tháng tuổi
– Tỷ lệ nuôi sống: 97-98 %
– Tỷ lệ chọn lọc lên đẻ: 80-85%
– Khối lượng cơ thể? Trống: 125-140 kg/con
Mái: 90-115 kg/con
– Nên cho ăn thức ăn: Tinh: 1,3-1,4 kg/con/ngày
Xanh: 1,0-1,5 kg/con/ngày
5. Giai đoạn sinh sản
– Tuổi thành thục (đà điểu úc)
Con trống > 30 tháng
Con mái > 24 tháng
– Tỷ lệ nuôi sống: 95-98 %
– Tỷ lệ ghép trống mái: 1/2
– Mức ăn thức ăn:? Tinh: 1,6-1,7 kg/con/ngày
Xanh: tự do (thả đồng cỏ)
– Sản lượng trứng/mái:
+ Năm đẻ thứ nhất: 10-20 trứng
+ Năm đẻ thứ hai: 30-45 trứng
– Chi phí thức ăn /trứng giống (8 tháng đẻ) mùa sinh sản
+ Năm đẻ thứ nhất: 20,4 kg/trứng
+ Năm đẻ thứ hai: 9,0- 13,6 kg/trứng
– Tỷ lệ phôi: 65-68%
– Tỷ lệ nở/phôi: 75-80%
– Tỷ lệ ấp nở/trứng ấp: 48,7-54,4%
II. Kỹ thuật nuôi đà điểu từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi
Đây là giai đoạn rất quan trọng, kết quả nuôi tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả khai thác các lứa tuổi sau:
1. Chuồng nuôi gột
Nên chọn hướng có ánh nắng mặt trời, thoát nước tốt, mặt bằng cao ráo. Khu vực xung quanh yên tĩnh, tránh loại tiêng ồn như đường sắt, phi trường, nhà máy, đường ô tô…. Nhà nuôi gột được thiết kế có chuồng kín nuôi úm và sân chơi đảm bảo diện tích.
Tuổi Đà điểu | Chuồng úm (m2/con) | Sân chơi (m2/con) |
1 – 60 ngày | 0,3 – 0,5 | 2,0 |
60 – 90 ngày | 1,5 – 2,0 | 4 – 6 |
Chuồng úm thông thoáng nhưng phải giữ được ấm. Sân chơi có chiều dài ~ 50 m để đà điểu chạy múa theo bản năng không bị cản trở. Sân chơi tốt nhất là thảm cỏ hoặc đất nền được nhặt sạch các dị vật như mảnh thuỷ tinh, sợi kim loại, que nhọn …..
2. Thảm lót và chất độn chuồng
Từ 1-2 tuần đầu nền nhà nuôi úm được lót bằng rơm hoặc trải thảm mềm để đà điểu đi lại vững chắc và giữ ấm được phần bụng.
Từ 3 tuần trở đi dùng trấu, có thể dùng cát khô, phoi bào lót nền.
Chức năng chạy của đà điểu rất quan trọng vì vậy khi nhốt ở nền cứng, trơn sẽ làm chân biến dạng, trật khớp dẫn đến hao hụt cao. ở mọi nơi bệnh này chiếm tỷ lệ cao khi nuôi gột Đà điểu.
3. Nhiệt độ và ẩm độ
Sau khi nở 24 giờ đà điểu đưa vào quây úm, bộ lông chưa đầy đủ, điều hoà thân nhiệt kém nên phải giữ nhiệt cho nó. Ngoài ra trong bụng còn tích khối noãn hoàng lớn (253 – 350 g) dễ bị lạnh khi nhiệt thấp hoặc chất độn chuồng không đủ dày, dẫn đến sơ cứng không tiêu hoá được, viêm nhiễm là nguyên nhân chính gây chết trong những tuần đầu.
Bảng 1: Đảm bảo nhiệt độ thích hợp
Tuần tuổi | Nhiệt độ (oC) | ẩm độ tốt nhất (%) |
Mới xuống chuồng | 32-35 | 65-70 |
1 | 30-32 | 70 |
2 | 28-30 | 70 |
3 | 24-26 | 70 |
4 | 22-23 | 70 |
>5 | 22 | 70 |
Từ 1 tháng tuổi luyện cho đà điểu thích ứng dần với điều kiện ngoại cảnh.
Khi úm luôn phải quan sát phản ứng của con vật với nhiệt độ. Nếu nhiều con tránh xa khu vực lò sưởi (đèn) hay há miệng thở cần giảm nhiệt độ xuống, ngược lại nếu nhiều con tập trung gần nơi phát nhiệt những con ngoài rìa run run đó là nhiệt độ thấp cần phải tăng nhiệt lên. Khi đủ ấm đà điểu vận động mau lẹ hoặc nằm rải rác ngủ ngon lành.
ẩm độ chuồng gột giữ tốt nhất ở mức 65 – 70%.
Có thể bạn quan tâm
Sau mấy năm chật vật, thua lỗ, giờ đây anh Nguyễn Văn Trung ở xã Tản Lĩnh (Ba Vì, Hà Nội) có doanh thu trên 5 tỷ đồng mỗi năm từ việc xuất bán đà điểu.
Anh Nguyễn Văn Trung (39 tuổi), thôn Tam Mỹ, Ba Vì là người tiên phong đưa giống đà điểu vào chăn nuôi ở miền Bắc.
Quy trình Kỹ thuật Chăn nuôi đà điểu - Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nuôi Đà điểu