Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng bê thời kỳ cai sữa

Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng bê thời kỳ cai sữa
Tác giả: Nguyễn Kiêm Phượng
Ngày đăng: 09/01/2016

1- Nuôi dưỡng và chăm sóc:

Thời kỳ này có đặc điểm chuyển hướng từ thức ăn là sữa mẹ sang thức ăn thô xanh và một phần thức ăn tinh. Tốc độ lớn của bê vẫn cao nhưng so với thời kỳ trước thì có giảm hơn.

Các cơ quan nội tạng, bộ máy tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp... tiếp tục phát triển và dần được hoàn thiện. Đặc biệt chức năng sinh dục xuất hiện nhất là bê đực từ tháng tuổi thứ 7 - 8 trở đi đã xuất hiện khả năng hoạt động sinh dục, thích đi theo con cái thường là những con bò đang động dục.

Tuy vậy, khả năng phối giống còn rất hạn chế vì tế bào sinh dục và chức năng sinh dục phát triển chưa đầy đủ.

Từ những đặc điểm đó và tùy theo mục đích chăn nuôi bê lấy thịt hoặc nuôi bê gây giống mà có quy trình, kỹ thuật chăn nuôi đối với từng loại cho thích hợp.

Đối với bê nuôi gây giống: Từ 6 tháng tuổi trở đi phải tách riêng đực, cái, cung cấp đầy đủ thức ăn giàu chất dinh dưỡng.

Chủ yếu là thức căn giàu Vitamin, Protit động vật, thực vật, Đạm, Urê, không cho ăn thức ăn giàu Gluxit.

2- Thức ăn:

Thức ăn xanh: lúc này dạ dày đã phát triển hoàn chỉnh nên có thể cho bê ăn thức ăn xanh thô thoải mái để bê luôn luôn được ăn no. Tính ra ta có thể cho bê theo từng lứa tuổi như sau:

Một bê tơ lỡ 1 ngày có thể ăn:

15 - 20kg cỏ tươi ở lứa tuổi 7 - 12 tháng.

20 - 25kg cỏ tươi ở lứa tuổi 13 - 18 tháng.

30 - 35kg cỏ tươi ở lứa tuổi 19 - 24 tháng.

Có thể thay cỏ tươi bằng cỏ ủ chua hoặc rơm khô.

Mỗi ngày 1 con ăn cám hỗn hợp:

1kg cám hỗn hợp ở lứa tuổi 7 - 12 tháng.

1,5kg cám hỗn hợp ở lứa tuổi 12 - 18 tháng.

2kg cám hỗn hợp ở lứa tuổi 19 - 24 tháng.

Ở lửa tuổi này, nếu có khoai lang hoặc mì, phụ phẩm nông nghiệp cho mỗi con 1 ngày từ 1 - 4kg.

Thức ăn tinh cho ăn 2 lần/ngày và cho ăn trước khi ăn thức ăn xanh thô.

3- Tắm chải và vận động:

Thường xuyên tắm chải cho bê. Mùa hè tắm 1 – 2 lần/ngày, mùa đông ít nhất là 1 - 2 lần/tuần vào lúc trời nắng ấm.

Trường hợp nuôi bê tại chuồng phải thường xuyên cho bê ra vận động ngoài trời 2 – 3 giờ/ngày. Ngoài ra, tập cho bê cái vận động thường xuyên để cơ thể phát triển đều.

4- Giữ vệ sinh chuồng trại:

Chuồng trại luôn sạch sẽ, thoáng mát, không để phân dính bết lông và trong máng luôn có nước sạch để bê uống tự do.

5- Theo dõi bệnh tật và thức ăn:

Khi phát hiện bê biếng ăn, ốm đau phải báo ngay cho kỹ thuật, thú y để có biện pháp phòng trị bệnh.

6- Theo dõi trọng lượng của bê:

Định kỳ 3 tháng cân khối lượng, kiểm tra, sinh tật lông, phấn đấu đến 18 tháng tuổi để bê sữa lai đạt được 230 - 250kg, bê sữa thuần đạt 320 - 350kg đế có thể phối giống cho đẻ lứa đầu.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật nuôi bò đực giống Kỹ thuật nuôi bò đực giống

Chăn nuôi bò đực giống rất quan trọng vì bò đực giống tốt hay xấu có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất của đàn bò sau này. Phạm vi ảnh hưởng của đực giống rất rộng và lâu dài - Ví dụ: 1 bò đực giống mỗi năm phối giống cho 40 - 50 bò cái thì đẻ ra từ 38 - 47 con bê (với tỷ lệ đậu thai là 95%) và mang 50% đặc điểm di truyền của đực giống. Với ý nghĩa như vậy việc chọn nuôi bò đực giống và kỹ thuật chăm sóc bò đực giống rất cần thiết.

09/01/2016
Để bò đực giống phát triển tốt Để bò đực giống phát triển tốt

Bò đực 2 năm tuổi mới được đưa vào sử dụng, 1 con đực phụ trách phối từ 30 – 35 bò cái sinh sản. Thời gian sử dụng từ 8 – 10 năm, không dùng cho cày kéo nặng.

09/01/2016
Bệnh ký sinh trùng đường máu Bệnh ký sinh trùng đường máu

Bệnh ký sinh trùng đường máu

09/01/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.