Kỹ thuật cải tạo ruộng nuôi cua đồng cho năng suất cao
Cua đồng được nuôi tại ruộng chiêm trũng là phù hợp nhất, cua nhanh lớn và sinh sản nhanh do chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên, cho năng suất cao.
Ông Lộng và mẻ cua đồng mới thu hoạch. Ảnh: Báo Bắc Ninh
Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ cua đồng trên thị trường rất lớn và giá thành ngày một tăng cao, ông Nguyễn Văn Lộng, thôn Thanh Hà, xã An Thịnh (Lương Tài) mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cua đồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Lộng thuê khu đất ruộng với diện tích 1 ha của thôn, thời gian 20 năm để nuôi cua kết hợp cấy lúa, đồng thời tiến hành cải tạo, chia thành 3 ao, tu sửa bờ bao, vét bùn đáy ao và làm vệ sinh bằng vôi bột, đóng cọc căng lưới cước chắc chắn xung quanh ao, trên bờ trồng chuối.
Sau đó bơm nước vào đồng thời thả thêm bèo tây, rau muống để tạo môi trường cho cua sinh trưởng, trú ẩn và tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho cua. Ông mua 100 kg cua giống từ những người khai thác tự nhiên về thả, báo Bắc Ninh đưa tin.
Ông Lộng cho biết: “Cua đồng được nuôi tại đồng đất chiêm trũng là phù hợp nhất, cua nhanh lớn và sinh sản nhanh. Nuôi cua có rất nhiều lợi thế, cua là loài ăn tạp, rất dễ nuôi, nguồn thức ăn dễ tìm kiếm, giá rẻ, chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên, cua lại ít bị bệnh, khả năng kháng bệnh tốt, chi phí đầu tư thấp, thời gian nuôi ngắn, không tốn công chăm sóc, đặc biệt hiệu quả kinh tế đem lại rất cao, so với cấy lúa thì nuôi cua đồng nhàn và lãi cao hơn rất nhiều”.
Để chọn ruộng nuôi cua đồng, chọn địa thế ruộng bằng phẳng, giữ nước tốt, nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước thuận lợi, chất nước không bị ô nhiễm, chất đất là loại đất thịt. Diện tích mỗi ruộng từ 1/3 ha đến 2/3 ha là vừa, nhỏ quá chất nước không ổn định, lớn quá khó quản lý.
Đào mương nuôi tạm ở góc ruộng hoặc ở ria ruộng, rộng 4-6 m, sâu 1-1,5 m, diện tích khoảng 3—5% diện tích ruộng. Đào mương bao quanh và mương giữa. Mương bao quanh chân bờ về phí trong 1m, sâu 0,8-1,0m, rộng 3-5m. Nếu ruộng rộng, đào thêm ở giữa ruộng hình chữ “+” hoặc “#” rộng 1-1,5m, sâu 0,5-0,8m. Tổng diện tích cả 3 loại mương chiếm khoảng 15-20% diện tích đất ruộng.
Lấy đất đào mương để đắp bờ ruộng cho cao và to ra. Chú ý nện đất chặt để nước bị rò rỉ. Các cửa cống cấp thoát nước phải chắn bằng săm hoặc lưới thích hợp, nền cống phải đầm chặt.
Đặt lưới chắn xung quanh ruộng. Nếu lưới bằng nilon mỏng thì phải đóng cọc cao hơn mặt bờ 40-50cm, lấy dây thép buộc nối các đầu cọc với nhau, gấp đôi tấm nilon lên dây thép cho rủ xuống đất thành 2 lớp rồi vùi sâu trong đất bờ từ 15-20cm. Nếu chắn bằng tấm nhựa hoặc fibroximăng… thì chỉ cần vùi xuống đất 15-20 cm, đầu trên cao hơn mặt đất ít nhất là 40cm, bốn góc lượn hình cung.
Dùng vôi sống hàm lượng 75-105 kg/1000m2 hoà nước té đều khắp mương. Trồng các loại cỏ nước phủ kín đáy mương và thả các loại cây nổi như bèo tấm, rau dừa nước, bèo cái…khoảng 1/3 mặt nước, theo thông tin từ trang Vật tư Nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Nuôi cua biển đang rất phổ biến tại một số nước châu Á như Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Philippine v.v… Cua biển có một nguồn nhu cầu lớn và được giá trên thị trường thế giới. Do cua biển có hương vị khá ngon nên nhiều nước trên thế giới nhập một số lượng lớn để tiêu thụ hàng năm. Kết quả là, một lượng lượng lớn ngoại tệ có thể kiếm được bằng cách xuất khẩu cua.
Cua biển rất phổ biến do nhu cầu rất lớn của nó trong thị trường xuất khẩu. Quy mô thương mại nuôi cua biển đang phát triển nhanh chóng cùng các khu vực ven biển của Andhra Pradesh, Tamil Nadu, Kerala và Karnataka (các bang nằm ở miền Nam , Ấn Độ).
Anh Nguyễn Thanh Tùng (30 tuổi, Phó bí thư Xã đoàn An Trạch, H.Đông Hải, Bạc Liêu) đã mày mò áp dụng thành công mô hình nuôi cá chẽm kết hợp nuôi cua biển đạt hiệu quả cao.