Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Kỹ Thuật Ấp Nở Gà Sao

Kỹ Thuật Ấp Nở Gà Sao
Ngày đăng: 30/08/2013

1. Bảo quản trứng giống

Bảo quản trứng ấp trong điều kiện nhiệt độ 18-200C và độ ẩm tương đối 70% là thích hợp nhất. Không dự trữ trứng ấp lâu hơn 4-5 ngày, nếu để lâu khả năng ấp nỡ sẽ kém. Trong thời gian bảo quản ngày thứ 5-7, mỗi ngày tỉ lệ nở giảm đi 1%, đến ngày thứ 8-14, tỉ lệ nở đó sẽ là 2-3%

2. Ấp trứng

Thời gian ấp bình thường là 26,3 ngày. Thời gian ấp trước phụ thuộc vào kế hoạch dự định cho nở gà con và tuổi đàn bố mẹ. Nếu như trứng đượpc đưa vào ấp cùng một lần thì thời gian ấp trước của trứng từ đàn bố mẹ trẻ hơn 35 tuần tuổi hoặc già hơn 55 tuần tuổi sẽ kéo dài thêm 4 giờ so với trứng từ đàn bố mẹ 35-55 tuần tuổi, tuổi trung bình của các đàn. Nếu bảo quản trứng gà quá 7 ngày ta cùng kéo dài thời gian ấp trước. Tiến hành ấp trước ở nhiệt độ(... ....)Và độ ẩm (........) tương đối trong thời gian 23 ngày.

Luùc chuyeån tröùng từ máy ấp trước sang máy nở cần phải soi trứng để loại bỏ trứng không phôi và chết phôi để sử dụng tối đa công suất của máy nở. Trong giai đoạn tại máy nở, dùng quạt thông gió gián đoạn sẽ làm tăng kết quả ấp nở mức CO2 tăng lên. Có nghĩa là, dùng quạt thông hơi 2 phút lại dừng 1 phút 45 giây.

3. Mở lổ thông khí ở máy ấp nở

Trong một số loại máy ấp hiện đại, ngoài cách cửa lớn và quạt lớn ra còn có một cửa nhỏ được làm bằng lá sắt nằm nghiêng. Lá sắt này có thể điều chỉnh được như thể cái rèm vậy. Nó được điều chỉnh tự động bằng chương trình có sẵn trong hệ thống điều khiển của máy ấp. Đối với quy trình ấp trứng của trứng gà sao, lá sắt này được điều chỉnh tự động hóa: 2 phút đóng, 1,45 phút ở chế độ thông gió gián đoạn (xem bảng sau).

Trong chế độ thông gió liên tục, độ mở của lá sắt là 1,5. Tất cả các thao tác này được cung tự động hóa nhờ chương trình. Đây là một kỹ thuật đặc biệt nhằm giảm CO2.

Trong điều kiện không có loại máy ấp này thì cần phải ấp liên tục đến 28 ngày.

Các tiêu chuẩn kỹ thuật của máy nở như sau:

Đưa trứng vào máy nở ngày thứ Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Mở lổ thông khí Thông hơi

24 .......... ........ 1,5 Liên tục

24,5 ......... ...... 1,5 Liên tục

24,5 – 25 ......... ...... 1,0 Gián đoạn

25 – 26 ........ ...... 1,0 Gián đoạn

Trước khi nở vài giờ ........ ....... 1,5 Liên tục

gà sao là giống gà khác với gà thường. Thời gian ấp: 26 ngày. Tuy nhiên vài ngày sau đó, tức ngày 27, 28 gà vẫn tiếp tục nở. cho nên sau ngày 26 mà vẫn còn trứng chưa nở thì chưa vội loại đi. (Đây là một đặt điểm của giống gà hoang dã. gà sao mang nhiều đặc tính của giống gà rừng, kể cả chất lượng thịt.)

4. Cắt Cánh

Sau khi nở cần cắt cánh gà sao lúc 1 ngày tuổi. Dùng một sợi dây nung đỏ để cắt và chì cần cắt 1 cánh tại khớp xương thứ nhất. Chú ý thao tác cắt cánh phải thật chính xác và làm nguội chổ cắt.

Trong điều kiện chăn nuôi lớn, người ta cắt cánh bằng một loại máy đặc biệt. trong máy có một sợi dây bằng đồng, khi nung đỏ nó sẽ "cắt" cánh và làm cho vết thương mau lành.

Trong điều kiện nuôi thả vườn thì có thể không cần cắt cánh. Tuy nhiên chường trại phải có lưới phủ bên trên, nếu không khi lớn nó sẽ bay ra.

5. Chương trình chiếu sáng.

Trong vòng 3 ngày đầu úm gà, việc bổ sung ánh sáng tự nhiên là cực kỳ qquan trọng nhằm để cho gà tìm thấy khay thức ăn, máng nước uống. vì vậy, phải bảo đảm ánh sáng có cường độ tối thiểu là 30 lux và chiếu sáng 24 giờ trong ngày. Đến ngày 4 – 7 cần chiếu sang 20 giờ/ngày và đến cuối tuần đầu chỉ cần chiếu sang 16 giờ/ ngày. Đến cuối tuần thứ 2 thì chương trình chiếu sáng cho gà trống, máy bắt đầu khác nhau. (bảng trên).

Trong thời gian úm gà, cần sử dụng ánh sáng nhân tạo để bổ sung ánh sáng tự nhiên. Điều quan trọng và phải phân bố điều ánh sáng trong chuồng gà. Thông thường chỉ sử dụng bong đèn tròn, mặc dù chiếu sang đều nhưng tốn điện. sử dụng đèn cao áp rất có hiệu quả, đặc biệt ở những chuồng có tầng cao, cường độ chiếu sáng lớn gấp 10 lần bóng đèn tròn, nhưng chi phí rất cao. Trên bóng đèn cao áp cần có giá phản quang để tăng cường độ chiếu sang và tiết kiệm năng lượng. Thỉnh thoảng lại phải lao chùi bóng đèn và giá phản quang để có công sức chiếu sáng tối đa.


Có thể bạn quan tâm

Kỷ Thuật Nuôi Gà Sao Kỷ Thuật Nuôi Gà Sao

Cả 3 dòng gà Sao đều có ngoại hình đồng nhất. Ở 1 ngày tuổi gà Sao có bộ lông màu cánh sẻ, có những đường kẻ sọc chạy dài từ đầu đến cuối thân. Mỏ và chân màu hồng, chân có 4 ngón và có 2 hàng vảy

25/03/2011
Kỹ Thuật Nuôi Gà Và Đẻ Trứng Thương Phẩm Kỹ Thuật Nuôi Gà Và Đẻ Trứng Thương Phẩm

Rèm che: Có thể dùng rèm che dài để có thể che kín hoàn toàn chuồng nuôi hoặc loại rèm che lửng chỉ che kín phần có lồng. Lồng gà: Chuẩn bị đủ số lượng, căn cứ trên quy định 1 2 gà/1ồng/1 ,2m2 (4 con trong một ngăn của lồng).

08/01/2011
Lai Tạo Thành Công Giống Gà Ác Chuyên Trứng Lai Tạo Thành Công Giống Gà Ác Chuyên Trứng

Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM vừa tổ chức nghiệm thu, đánh giá cao kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn lọc tạo dòng giống gà ác” của Cty Gia cầm TP. HCM do PGS. TS Trịnh Công Thành (ĐH Nông Lâm TP. HCM) làm chủ nhiệm. Đề tài thực hiện trong thời gian 3 năm (2005-2008) trên cơ sở áp dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo trên giống gà ác, một giống gà quí hiếm, dễ nuôi, lợi nhuận cao hiện đang được nuôi nhiều để cung cấp cho món gà ác tiềm (tần) thuốc bắc đang rất được thịnh hành và ưa chuộng.

29/12/2011
Nuôi Gà Lôi Tạo Thu Nhập Cao Nuôi Gà Lôi Tạo Thu Nhập Cao

Từ mô hình kinh tế trồng lúa, chăn nuôi heo không hiệu quả, chị Nguyễn Thị Thế ngụ ấp Tân Trung, xã Tà Đảnh chuyển sang nuôi gà lôi bán thịt và bán con giống.

29/12/2011
Trang Trại Nuôi Gà Rừng Chuyên Nghiệp Ở Quảng Nam Trang Trại Nuôi Gà Rừng Chuyên Nghiệp Ở Quảng Nam

Anh Phạm Văn Hà (36 tuổi), ở thôn Trà Kiệu Tây, xã Duy Sơn (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) trở thành người nuôi gà rừng chuyên nghiệp, đã cung cấp cho thị trường khoảng 500 con gà rừng giống, cho doanh thu gần 200 triệu đồng. Hiện đàn gà của anh còn lại hơn 100 con lớn nhỏ và tiếp tục phát triển.

29/12/2011