Kỹ Thuật Ấp Nở Gà Sao
1. Bảo quản trứng giống
Bảo quản trứng ấp trong điều kiện nhiệt độ 18-200C và độ ẩm tương đối 70% là thích hợp nhất. Không dự trữ trứng ấp lâu hơn 4-5 ngày, nếu để lâu khả năng ấp nỡ sẽ kém. Trong thời gian bảo quản ngày thứ 5-7, mỗi ngày tỉ lệ nở giảm đi 1%, đến ngày thứ 8-14, tỉ lệ nở đó sẽ là 2-3%
2. Ấp trứng
Thời gian ấp bình thường là 26,3 ngày. Thời gian ấp trước phụ thuộc vào kế hoạch dự định cho nở gà con và tuổi đàn bố mẹ. Nếu như trứng đượpc đưa vào ấp cùng một lần thì thời gian ấp trước của trứng từ đàn bố mẹ trẻ hơn 35 tuần tuổi hoặc già hơn 55 tuần tuổi sẽ kéo dài thêm 4 giờ so với trứng từ đàn bố mẹ 35-55 tuần tuổi, tuổi trung bình của các đàn. Nếu bảo quản trứng gà quá 7 ngày ta cùng kéo dài thời gian ấp trước. Tiến hành ấp trước ở nhiệt độ(... ....)Và độ ẩm (........) tương đối trong thời gian 23 ngày.
Luùc chuyeån tröùng từ máy ấp trước sang máy nở cần phải soi trứng để loại bỏ trứng không phôi và chết phôi để sử dụng tối đa công suất của máy nở. Trong giai đoạn tại máy nở, dùng quạt thông gió gián đoạn sẽ làm tăng kết quả ấp nở mức CO2 tăng lên. Có nghĩa là, dùng quạt thông hơi 2 phút lại dừng 1 phút 45 giây.
3. Mở lổ thông khí ở máy ấp nở
Trong một số loại máy ấp hiện đại, ngoài cách cửa lớn và quạt lớn ra còn có một cửa nhỏ được làm bằng lá sắt nằm nghiêng. Lá sắt này có thể điều chỉnh được như thể cái rèm vậy. Nó được điều chỉnh tự động bằng chương trình có sẵn trong hệ thống điều khiển của máy ấp. Đối với quy trình ấp trứng của trứng gà sao, lá sắt này được điều chỉnh tự động hóa: 2 phút đóng, 1,45 phút ở chế độ thông gió gián đoạn (xem bảng sau).
Trong chế độ thông gió liên tục, độ mở của lá sắt là 1,5. Tất cả các thao tác này được cung tự động hóa nhờ chương trình. Đây là một kỹ thuật đặc biệt nhằm giảm CO2.
Trong điều kiện không có loại máy ấp này thì cần phải ấp liên tục đến 28 ngày.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật của máy nở như sau:
Đưa trứng vào máy nở ngày thứ Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Mở lổ thông khí Thông hơi
24 .......... ........ 1,5 Liên tục
24,5 ......... ...... 1,5 Liên tục
24,5 – 25 ......... ...... 1,0 Gián đoạn
25 – 26 ........ ...... 1,0 Gián đoạn
Trước khi nở vài giờ ........ ....... 1,5 Liên tục
gà sao là giống gà khác với gà thường. Thời gian ấp: 26 ngày. Tuy nhiên vài ngày sau đó, tức ngày 27, 28 gà vẫn tiếp tục nở. cho nên sau ngày 26 mà vẫn còn trứng chưa nở thì chưa vội loại đi. (Đây là một đặt điểm của giống gà hoang dã. gà sao mang nhiều đặc tính của giống gà rừng, kể cả chất lượng thịt.)
4. Cắt Cánh
Sau khi nở cần cắt cánh gà sao lúc 1 ngày tuổi. Dùng một sợi dây nung đỏ để cắt và chì cần cắt 1 cánh tại khớp xương thứ nhất. Chú ý thao tác cắt cánh phải thật chính xác và làm nguội chổ cắt.
Trong điều kiện chăn nuôi lớn, người ta cắt cánh bằng một loại máy đặc biệt. trong máy có một sợi dây bằng đồng, khi nung đỏ nó sẽ "cắt" cánh và làm cho vết thương mau lành.
Trong điều kiện nuôi thả vườn thì có thể không cần cắt cánh. Tuy nhiên chường trại phải có lưới phủ bên trên, nếu không khi lớn nó sẽ bay ra.
5. Chương trình chiếu sáng.
Trong vòng 3 ngày đầu úm gà, việc bổ sung ánh sáng tự nhiên là cực kỳ qquan trọng nhằm để cho gà tìm thấy khay thức ăn, máng nước uống. vì vậy, phải bảo đảm ánh sáng có cường độ tối thiểu là 30 lux và chiếu sáng 24 giờ trong ngày. Đến ngày 4 – 7 cần chiếu sang 20 giờ/ngày và đến cuối tuần đầu chỉ cần chiếu sang 16 giờ/ ngày. Đến cuối tuần thứ 2 thì chương trình chiếu sáng cho gà trống, máy bắt đầu khác nhau. (bảng trên).
Trong thời gian úm gà, cần sử dụng ánh sáng nhân tạo để bổ sung ánh sáng tự nhiên. Điều quan trọng và phải phân bố điều ánh sáng trong chuồng gà. Thông thường chỉ sử dụng bong đèn tròn, mặc dù chiếu sang đều nhưng tốn điện. sử dụng đèn cao áp rất có hiệu quả, đặc biệt ở những chuồng có tầng cao, cường độ chiếu sáng lớn gấp 10 lần bóng đèn tròn, nhưng chi phí rất cao. Trên bóng đèn cao áp cần có giá phản quang để tăng cường độ chiếu sang và tiết kiệm năng lượng. Thỉnh thoảng lại phải lao chùi bóng đèn và giá phản quang để có công sức chiếu sáng tối đa.
Related news
Như các bạn đã biết, để nuôi gà sinh sản siêu thịt, ở nước ta đã nhập một số giống gà ông, bà, bố, mẹ hướng thịt để tạo ra gà broiler, như gà ISA-MPK30, gà AA, gà Lohman, gà Ross … Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ về các bí quyết giúp bà con nắm vững các kiến thức và kinh nghiệm giúp nuôi gà sinh sản thành công vượt trội.