Kinh tế khá giả nhờ nuôi cá chiên
Nuôi cá chiên lồng có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế và các loại cá tạp (có hàm lượng đạm từ 20 đến 30%).
Địa điểm đặt lồng bè cần có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp; bảo đảm môi trường sạch cho cá, cần vệ sinh lồng, bè, trước khi nuôi và sau khi thu hoạch phải khử trùng lồng, bè bằng vôi hoặc muối.
Bên cạnh đó, người nuôi thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn cho cá, nếu cho ăn ít cá sẽ chậm lớn, nhưng cho ăn nhiều quá thì cá sẽ bị “rực” và chết.
Với lợi thế có dòng sông Lô chảy qua, những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Thái Hòa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã đầu tư nuôi cá chiên.
Từ nghề nuôi cá chiên lồng, nhiều gia đình ở Thái Hòa đã thoát nghèo, vươn lên trở thành hộ khá, giàu.
Xã Thái Hòa hiện nay có 28 hộ nuôi cá chiên với hơn 120 lồng nuôi, tập trung chủ yếu ở các thôn Ba Luồng, Bình Thuận.
Nhờ nuôi cá chiên, điều kiện kinh tế của người dân ở các thôn này khá giả hơn, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn so với các thôn khác trong xã.
Gia đình anh Trịnh Văn Công ở thôn Ba Luồng, có thâm niên bảy năm nuôi cá chiên lồng, chia sẻ: "Năm đầu, vợ chồng tôi đi tìm mua từng con cá giống thả nuôi, sau khoảng 14 tháng chăm sóc, xuất bán đàn cá và thu lãi gần 50 triệu đồng, từ đó mở ra hướng làm ăn mới để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống".
Hiện, gia đình anh Công có bốn lồng cá chiên, trung bình mỗi năm cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng.
Anh Chử Ngọc Hùng, ở xóm 11, xã Tràng Đà (TP Tuyên Quang) cho biết: Từ việc đánh bắt cá trên sông Lô, năm 1998, gia đình anh chuyển hẳn xuống ở dưới nhà bè và đầu tư chăn nuôi cá lồng, đến nay, bình quân mỗi năm anh thu được hơn 30 triệu đồng tiền cá.
Chủ tịch UBND xã Thái Hòa Trần Thị Minh cho biết: Hiện UBND xã đang có chủ trương thành lập hợp tác xã cá đặc sản, chủ yếu là nuôi cá chiên, giúp người nuôi có thị trường tiêu thụ và nguồn cá giống ổn định.
Bên cạnh đó, xã đang tập trung xây dựng thương hiệu cá chiên Thái Hòa, nhằm phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung chất lượng cao, góp phần thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Đó là tổng số diện tích nhãn bị nhà vườn Vĩnh Long đốn bỏ từ năm 2012 đến nay. Riêng, trong 6 tháng qua là 451 ha.
Nguyên tắc 1: Đặt trại nuôi tôm theo quy hoạch quốc gia và khuôn khổ pháp luật tại những địa điểm phù hợp về mặt môi trường, sử dụng tài nguyên đất và nước hiệu quả và theo cách thức bảo tồn được đa dạng sinh học, nơi cư trú và các chức năng của hệ sinh thái nhạy cảm về mặt sinh học với ý thức rằng những hoạt động sử dụng đất đai, con người và loài khác cũng dựa vào cùng hệ sinh thái này.
Tiêu chuẩn ASC Tôm được chuyển giao tới Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC)
Chiều qua (22/6), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) và Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.
Chiều ngày 22/6, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.