Kinh tế khá giả nhờ nuôi cá chiên

Nuôi cá chiên lồng có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế và các loại cá tạp (có hàm lượng đạm từ 20 đến 30%).
Địa điểm đặt lồng bè cần có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp; bảo đảm môi trường sạch cho cá, cần vệ sinh lồng, bè, trước khi nuôi và sau khi thu hoạch phải khử trùng lồng, bè bằng vôi hoặc muối.
Bên cạnh đó, người nuôi thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn cho cá, nếu cho ăn ít cá sẽ chậm lớn, nhưng cho ăn nhiều quá thì cá sẽ bị “rực” và chết.
Với lợi thế có dòng sông Lô chảy qua, những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Thái Hòa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã đầu tư nuôi cá chiên.
Từ nghề nuôi cá chiên lồng, nhiều gia đình ở Thái Hòa đã thoát nghèo, vươn lên trở thành hộ khá, giàu.
Xã Thái Hòa hiện nay có 28 hộ nuôi cá chiên với hơn 120 lồng nuôi, tập trung chủ yếu ở các thôn Ba Luồng, Bình Thuận.
Nhờ nuôi cá chiên, điều kiện kinh tế của người dân ở các thôn này khá giả hơn, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn so với các thôn khác trong xã.
Gia đình anh Trịnh Văn Công ở thôn Ba Luồng, có thâm niên bảy năm nuôi cá chiên lồng, chia sẻ: "Năm đầu, vợ chồng tôi đi tìm mua từng con cá giống thả nuôi, sau khoảng 14 tháng chăm sóc, xuất bán đàn cá và thu lãi gần 50 triệu đồng, từ đó mở ra hướng làm ăn mới để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống".
Hiện, gia đình anh Công có bốn lồng cá chiên, trung bình mỗi năm cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng.
Anh Chử Ngọc Hùng, ở xóm 11, xã Tràng Đà (TP Tuyên Quang) cho biết: Từ việc đánh bắt cá trên sông Lô, năm 1998, gia đình anh chuyển hẳn xuống ở dưới nhà bè và đầu tư chăn nuôi cá lồng, đến nay, bình quân mỗi năm anh thu được hơn 30 triệu đồng tiền cá.
Chủ tịch UBND xã Thái Hòa Trần Thị Minh cho biết: Hiện UBND xã đang có chủ trương thành lập hợp tác xã cá đặc sản, chủ yếu là nuôi cá chiên, giúp người nuôi có thị trường tiêu thụ và nguồn cá giống ổn định.
Bên cạnh đó, xã đang tập trung xây dựng thương hiệu cá chiên Thái Hòa, nhằm phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung chất lượng cao, góp phần thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Related news

Trong thời gian qua, việc xây dựng các mô hình khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân đã được Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh thực hiện đạt được những kết quả nhất định, góp phần giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất.

Hiện nhiều loài chim, như: yến, trĩ, vịt trời, le le... đã trở thành vật nuôi mang lại lợi nhuận cao. Sản phẩm từ những vật nuôi có nguồn gốc hoang dã này đều là đặc sản được thị trường ưa chuộng.
Nếu như thời điểm trước Tết Nguyên đán giá sen khoảng 50 - 60 ngàn đồng/kg thì hiện nay giá sen lao dốc mạnh, chỉ còn 10 - 11 ngàn đồng/kg. Sen rớt giá trong khi năng suất mùa này khá thấp lại thêm ảnh hưởng tình hình dịch bệnh nên rất nhiều nông dân rất lo ngại.

Vừa qua, Ngân hàng Thế giới phối hợp Trường Đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo “Thảo luận kết quả báo cáo nghiên cứu công khai thông tin quản lý đất đai ở Việt Nam, khu vực đồng bằng sông Cửu Long”.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) chi nhánh Đồng Tháp, đến 30/4, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 19.718 tỷ đồng, chiếm 52,9% tổng dư nợ, tăng 1.042 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.