Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Kinh Nghiệm Thiến Và Vỗ Béo Gà Trống

Kinh Nghiệm Thiến Và Vỗ Béo Gà Trống
Ngày đăng: 24/11/2013

Chọn giống gà ta (gà địa phương như gà Hồ, Đông Cảo, gà Mía hoặc gà lai giữa các giống trên với gà Ri) có màu lông đẹp, mắt sáng, nhanh nhẹn, chân vàng, mào to có màu đỏ cờ... không mắc các bệnh truyền nhiễm như tả, E. Coli, thương hàn.

Chọn gà có trọng lượng khi tập gáy là 1,8 - 2,5kg, nuôi được 4,5 - 5,5 tháng tuổi, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cơ bản như: tả, tụ huyết trùng.Nên thiến gà vào tháng 9 - 10 dương lịch để kịp bán vào dịp Tết Nguyên đán. Chọn những ngày mát trời, nhiệt độ 25 - 28 độ C để hạn chế gà bị chột sau khi thiến.

Có hai phương pháp là thiến móc (thiến bụng) và thiến sườn. Trước khi thiến 6 - 12 giờ không được cho gà ăn.

Thiến móc: gà thường chảy máu nhiều, hay bị nhiễm trùng và chột hơn thiến sườn. Cách thiến: Dùng ngón tay trỏ hay giữa chọc thủng màng bụng, lần nhẹ ngón tay dọc theo sống lưng lên phía trước để tìm dịch hoàn nằm hai bên xương sống. Dịch hoàn hình quả trứng, trơn nhẵn, to bằng ngón tay út. Trước khi lấy dịch hoàn ra phải xác định vị trí dịch hoàn đối xứng phía bên kia xương sống để tránh nhầm lẫn. Lách nhẹ, hơi cong ngón tay để dịch hoàn nằm trọn trong kẽ đốt thứ nhất của ngón, miết mạnh sao cho dịch hoàn không bị sứt, bị sót rồi lựa kéo ra ngoài. Dịch hoàn thứ hai cũng được lấy ra như vậy. Sau đó dùng kim (kim, chỉ khâu quần áo) khâu 1 - 2 mũi và sát khuẩn vết thương bằng cồn i-ốt hay thuốc đỏ, thuốc kháng sinh.

Thiến sườn: Dụng cụ gồm dao, panh, kéo, kim chỉ, thòng lọng, đèn pin, cồn và thuốc kháng sinh. Đặt gà nằm nghiêng về bên phải, đầu hướng về bên trái. Vặt lông che phần đốt thứ nhất và thứ hai từ phao câu lên, sau đó sát trùng dao, panh, kim chỉ và vùng da định mổ bằng cồn 70 - 90 độ. Rạch một đường dài 3 - 4cm xuống phía bụng, cách xương sống 1 - 1,5cm giữa xương sườn thứ nhất và thứ 2. Dùng panh căng vết mổ khoảng 2 - 3cm. Lấy đèn pin soi sẽ thấy dịch hoàn màu trắng hồng nằm sát xương sống. Xác định luôn vị trí của dịch hoàn đối xứng. Dùng thòng lọng lựa để dịch hoàn "chui" vào rồi dùng xiên xiên vào dịch hoàn, kéo thòng lọng cho đứt cuống dịch hoàn, nhấc xiên kéo dịch hoàn ra. Dịch hoàn còn lại cũng thao tác như vây. Sau đó khâu lại và sát trùng vết thương.

Sau khi thiến 24 giờ không nên cho gà ăn no, chỉ cho ăn nhẹ, thức ăn có nhiều chất bổ để gà nhanh hồi phục.

Vỗ gà: Trước khi bán 20 - 30 ngày nên nhốt gà trong chuồng (chỉ thả gà từ 10 giờ đến 15 giờ). Thức ăn gồm: bột ngô 70% + bột đậu tương rang 20% + bột cá nhạt 10% + B.Comlex, khoáng vi lượng vừa đủ (theo hướng dẫn trên bao bì). Cho uống đủ nước sạch và ăn thêm rau xanh,cỏ tươi.

Nếu dùng các loại thức ăn dạng viên chế biến sẵn để vỗ béo thì trước khi bán 15 ngày không được cho ăn loại thức ăn này để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Gà Thả Vườn Kỹ Thuật Nuôi Gà Thả Vườn

Trước khi đem gà về nuôi cần chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện vật chất kỹ thuật như: Chuồng nuôi, rèm che, cót quây, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống. Tất cả phải được khử trùng trước khi sử dụng từ 5-7 ngày.

08/01/2011
Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Thả Vườn Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Thả Vườn

Một số kinh nghiệm chăn nuôi gà thả vườn cho năng suất cao và hiệu quả, mời bà con tham khảo

02/06/2011
Mô Hình Nuôi Gà Sao Sinh Sản Mô Hình Nuôi Gà Sao Sinh Sản

Sau các đợt dịch cúm gia cầm hoành hành, anh Đặng Lâm Quốc Bảo, sinh năm 1979 (hiện ở xã An Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) chuyển sang các mô hình chăn nuôi mới, như nuôi nhím, heo rừng, nhưng con vật anh tâm đắc nhất đó là nuôi gà sao sinh sản. Đây là giống gà có nhiều triển vọng, hình dáng đẹp, có thể nuôi làm cảnh, hoặc nuôi thương phẩm, chất lượng thịt thơm ngon đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Đặc biệt giống gà này có sức đề kháng rất cao, ít bệnh.

29/12/2011
Phòng Bệnh Cho Gà Trong Mùa Lũ Phòng Bệnh Cho Gà Trong Mùa Lũ

Bệnh do siêu vi trùng thuộc nhóm Paramysovirus là ARN Virus gây bệnh cho gà mọi lứa tuổi, đặc trưng bởi hiện tượng xuất huyết, viêm loét đường tiêu hóa. Bệnh lây lan nhanh gây thiệt hại nghiêm trọng, có thể đến 100% trên đàn gà bệnh.

30/12/2011
Ô Bông Ô Bông

Con ô bông có thân hình rắn chắc này đã từng thắng một trận thư hùng quan trọng của các danh sư. Theo lời tường thuật của một vị sư kê có mặt tại hiện trường thì đối thủ của nó là một danh kê ở miền Trung và bị nó hạ ở khoảng phút thứ bảy của hiệp một với đòn mu lưng. Khi bị đòn thì đối thủ nằm xoặc cánh dãy đành đạch trước khi chết

10/03/2012