Kinh Nghiệm Thả Tôm Giống

Trong nuôi tôm, ít người chú ý đến kỹ thuật thả tôm vì đơn giản họ nghĩ rằng thả tôm như thế nào cũng không ảnh hưởng đến sự sống của tôm. Thực tế không phải như vậy, kỹ thuật thả tôm rất quan trọng đến sự thích nghi và sức khỏe của tôm sau khi được chuyển từ môi trường này đến môi trường khác.
Mật độ nuôi:
Nếu diện tích ruộng nuôi từ 0,5-1,0ha thì thả 3-4 con/m vuông. Diện tích nhỏ hơn 0,5ha thì thả 5-10 con/m vuông.
Phương pháp thả giống:
Thả giống đúng kỹ thuật sẽ góp phần tăng tỷ lệ sống của đàn tôm. Nên thả tôm vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Không nên thả tôm vào lúc trời mưa hay trong điều kiện môi trường ao nuôi chưa thích hợp. Thả tôm vào đầu hướng gió để tôm dễ phân tán khắp ao. Có 2 cách thả tôm tốt như sau:
Cách 1: Các bọc tôm mới chuyển về được thả trên mặt ao trong khoảng 10-15 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bọc, sau đó mở bọc cho tôm bơi ra từ từ. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong và ngoài bọc tôm chênh lệch nhau không quá 5 phần ngàn. Cần làm cầu gần mặt nước để có thể mở bọc thả tôm dễ dàng, tránh lội xuống làm đục nước ao.
Cách 2: Thường áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong bọc tôm và độ mặn của nước ao chênh lệch quá 5 phần ngàn. Tôm mới chuyển về cần một thời gian thuần hóa ngay tại ao để tôm thích nghi dần với độ mặn của nước ao và các yếu tố môi trường khác. Cần chuẩn bị một số thau lớn dung tích khoảng 20 lít và máy sục khí. Đổ các bọc tôm vào thau, khoảng 10.000 con/thau và sục khí. Cho thêm nước ao vào thau từ từ để tôm thích nghi dần. Sau 10-15 phút nghiêng thau cho tôm bơi ra từ từ. Có thể ước lượng tỷ lệ sống của đàn tôm bằng cách dùng lưới vào diện tích 2-3 m vuông và sâu 1m đặt ngay trong ao, thả vào lưới 1.000 - 2.000 tôm bột, cho tôm ăn bình thường. Sau 3-5 ngày kéo lưới vèo lên đếm và xác định ỷ lệ tôm còn lại.
Một số dấu hiệu cho thấy tôm khỏe và thích nghi với môi trường ao nuôi là không có tôm chết khi thuần trong thau, tôm bơi lội linh hoạt, bám thành thau. Tôm sau khi thả xuống ao thì bơi chìm xuống đáy ao, không bám theo mí nước, không nổi trên mặt nước.
Related news

Do trong quá trình nuôi tôm thải ra các chất hữu cơ với thời gian khá dài (gần 10 tháng) vì vậy chúng ta cần phải sên vét lớp bùn dưới đáy ao để tránh hiện tượng dơ đáy và phát sinh các khí độc như: NH3, H2S… đồng thời tạo nên lớp đất mới cho tảo và các sinh vật phát triển nhằm làm giàu dinh dưỡng trong ao và tạo thức ăn cho tôm

Nạo vét các chất bùn hữu cơ do xác tảo và thức ăn thừa tạo nên, dùng men vi sinh để giúp phân hủy trong trường hợp không nạo vét hết bùn dơ ra khỏi ao. Trường hợp không có thể nạo vét bùn trong ao ra ngoài được, nên cải thiện đáy ao với men vi sinh như Power pack hoặc Aqua bac hoặc Super PS

Trong những năm gần đây, bệnh phân trắng xuất hiện ở nhiều vùng nuôi tôm của cả nước. Bệnh này tuy không xảy ra thành dịch lớn, nhưng đôi khi cũng xuất hiện trên cả vùng tương đối rộng

Bệnh phân trắng không phải là bệnh nguy hiểm như bệnh đốm trắng hay đầu vàng, cũng ít khi lan rộng thành dịch, nhưng cũng làm giảm năng suất và thiệt hại cho người nuôi tôm. Bệnh thường thấy ở tôm 40-50 ngày tuổi trở lên. Tôm trên 80-90 ngày tuổi nếu nhiễm bệnh thì thường bệnh nặng

Trước khi thu hoạch, tôm cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và vật liệu như tấm bạt nhựa, xô, rổ nhựa, thùng cách nhiệt, nước sạch để rửa tôm, nước đá sạch để bảo quản