Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Kinh Nghiệm Phát Hiện Chính Xác Động Dục Ở Bò Sữa

Kinh Nghiệm Phát Hiện Chính Xác Động Dục Ở Bò Sữa
Ngày đăng: 16/08/2013

Việc xác định được chính xác thời điểm động dục chín muồi để thụ tinh cho bò là công việc khá quan trọng. Song hiện tượng động dục của bò không dễ thấy, thường chỉ có những người chăn nuôi giàu kinh nghiệm và chịu khó quan sát theo dõi hàng ngày mới phát hiện chính xác để phối giống kịp thời cho bò.

Người chăn nuôi cần nắm được các đặc điểm sau:

- Bò cái tơ có thể động dục từ 14 tháng tuổi nhưng không nên cho phối giống lúc này mà nên bỏ qua 2 - 4 lần động dục tiếp theo tức cho bò phối giống lúc 16 - 18 tháng tuổi. Chu kỳ động dục của bò cái là 21 ngày. Đôi khi có trường hợp sớm thêm 1 - 2 ngày.

- Hiện tượng "rượng đực":

Vào khoảng ngày 14 - 15 của chu kỳ, bò cái có hiện tượng "rượng đực": Bò thường nhảy chồm lên lưng con bò khác (bò đực hoặc bò cái) đi trước hoặc đứng cận kề như cách bò đực chồm lên bò cái để phối giống vậy. Chúng có thể thực hiện điều này ngày vài ba lần và trong nhiều ngày liên tiếp.

- Sát ngày động dục chính:

Bò biếng ăn, nếu là bò mẹ đang vắt sữa sẽ sụt sữa. Bò có cử chỉ hay nhớn nhác nhìn ngó. Có con còn dậm chân như muốn chạy khỏi chuồng. Có con lại rống khan như nhớ bầy đàn. Bò động dục còn có hiện tượng đái lắt nhắt.

- Các dấu hiệu của thời điểm động dục chính thức:

+ Âm hộ bò nở to gần gấp đôi so với bình thường

+ Bò rống nhiều hơn

+ Đái nhiều lần hơn

+ Nước nhờ tiết ra ở âm hộ vừa nhiều vừa đặc thành sợi chảy lòng thòng ra khỏi âm hộ.

Thời gian động dục chín muồi này thường chỉ kéo dài trong 1 buổi. Thời điểm này là thời điểm tuyệt vời nhất để cho bò phối giống hoặc gieo tinh nhân tạo.

Thời gian động dục này nếu không người chăn nuôi không phát hiện và sử dụng được hoặc chậm trễ thì phải chấp nhận trễ 1 chu kỳ tức chậm lại 21 ngày nữa.

Vì vậy, khi bò có hiện tượng động dục, bà con nông dân nên lo chuẩn bị đầy đủ trước cho việc phối giống như bò đực giống mạnh khỏe, trong tuổi khai thác và chu kỳ khai thác tinh (đối với bò sữa cần hạn chế tối đa phương pháp cho nhảy phối giống trực tiếp). Nếu sử dụng thụ tinh nhân tạo (nên sử dụng để đảm bảo sức khỏe của bò và chất lượng thụ tinh) thì cần chuẩn bị tốt loại tinh cọng rạ và các dụng cụ thụ tinh nhân tạo khác để tự gieo hoặc báo cho dẫn tinh viên đến gieo tinh cho bò được kịp thời.

Khi bò cái đã thụ thai thì 21 ngày sau, nó sẽ không có hiện tượng động dục trở lại. Vì vậy, sau khi bò được gieo tinh xong, chủ nuôi phải kiên trì theo dõi tiếp tục 1 - 2 chu kỳ liền kề để xem bò có hiện tượng động dục trở lại hay không để biết chắc chắn bò đã được thụ thai hay chưa.

Tuy nhiên, cũng lưu ý trường hợp tuy đã thụ thai nhưng một số bò cái đến chu kỳ tiếp theo (tức sau ngày thụ tinh 21 ngày) vẫn rống lên vài ba giờ nhưng các dấu hiệu cơ bản của thời điểm động dục chín muồi không có như âm hộ không sưng, không có dịch nhờn... thì không phải lo ngại.

Trường hợp đáng lo ngại là một số bò cái không có biểu hiện động dục rõ rệt hay động dục âm thầm, kín đáo. Bò không rống lên, không nhảy lưn g con khác, không sưng âm hộ và cũng không tiết chất nhờn hoặc có thì cũng rất ít. Với những con mắc chứng này thì người chăn nuôi rất khó phối giống vì không xác định được thời điểm thích hợp mà tiến hành phối giống. Song tỷ lệ loại bò mắc chứng này rất thấp.

Hiện cũng chưa có phương pháp theo dõi nào hiệu quả, trừ xác định bằng máy siêu âm và các thiết bị chuyên dụng khác mà nông hộ khó đầu tư được. Trường hợp khác gây khó thụ thai cho bò sữa là bò cái bị rối loạn nội tiết dẫn đến có động dục nhưng lại không rụng trứng.

Các trường hợp đặc biệt trên, người chăn nuôi nên kiên nhẫn chờ đợi và tuân thủ theo các lời khuyên chuyên môn cao của bác sỹ thú y nhiều kinh nghiệm. Một công tác quan trọng là lập sổ lý lịch cho bò và theo dõi chặt chẽ các chu kỳ động dục của bò để xác định chính xác thời điểm phối giống, đảm bảo hiệu quả của chăn nuôi bò sữa.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh loét da, quăn tai ở bò Bệnh loét da, quăn tai ở bò

Bệnh loét da quăn tai (LDQT) còn gọi là bệnh viêm màng mũi, thối loét của trâu bò. Bệnh gây ra do virus, thể hiện viêm thối loét niêm mạc và da, nhất là niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa và kết mạc mắt.

29/12/2015
Cách phòng và trị bệnh viêm vú trên bò sữa Cách phòng và trị bệnh viêm vú trên bò sữa

Bệnh viêm vú trên bò sữa là một trong những bệnh thường gặp trong chăn nuôi bò sữa, hầu hết các vùng chăn nuôi bò sữa đều gặp phải, bệnh thường gây hại trên bò trong giai đoạn khai thác sữa, làm giảm năng suất, sức sinh sản thậm chí gây chết bò nếu không điều trị kịp thời. Dưới đây xin hướng dẫn bà con chăn nuôi cách nhận biết và phòng trị bệnh viêm vú trên bò sữa.

31/12/2015
Hướng lai tạo các giống bò chuyên thịt ở Việt Nam Hướng lai tạo các giống bò chuyên thịt ở Việt Nam

Bò lai Zebu có nhiều đặc tính quý, đã khắc phục được các nhược điểm của bò Vàng.

04/01/2016
Quản lý chuồng trại trong chăn nuôi bò sữa theo VIETGAHP Quản lý chuồng trại trong chăn nuôi bò sữa theo VIETGAHP

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của người dân cần những sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn, sản phẩm sạch. Trong đó, sữa bò sạch và an toàn phải đảm bảo không có dư lượng thuốc kháng sinh; không mang các mầm bệnh truyền nhiễm như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… Muốn vậy, người chăn nuôi bò sữa cần phải thực hiện quy trình chăn nuôi theo VIETGAHP.

04/01/2016
Thức ăn cho bê giai đoạn sau cai sữa (6 - 21 tháng tuổi) Thức ăn cho bê giai đoạn sau cai sữa (6 - 21 tháng tuổi)

Thời kỳ này bê chuyển từ thức ăn là sữa mẹ sang thức ăn thô xanh và một phần thức ăn tinh. Giai đoạn này nếu nuôi dưỡng không tốt sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sau này của bê. Nên phân đàn bê thành nhóm có tuổi, thể trọng tương đồng để dễ chăm sóc và quản lý.

04/01/2016