Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá chình

Kinh Nghiệm Nuôi Cá Chình Bông Trong Bể Xi Măng

Kinh Nghiệm Nuôi Cá Chình Bông Trong Bể Xi Măng
Ngày đăng: 17/02/2014

Qua 5 tháng nuôi, chỉ vài tháng đầu chình có chết một ít do chưa thích nghi, từ tháng thứ 3 trở đi rất ổn định, lớn bình thường chưa thấy bệnh tật gì.

Anh Nguyễn Văn Nghiệp dự tính sau một năm chình sẽ đạt trung bình 1,2 kg/con. Nếu với giá như hiện nay 250.000 - 320.000 đ/kg thì anh thu về khoảng 300 triệu đồng.

Sau khi trừ chi phí thức ăn, công lao động còn lại khoảng 200 triệu đồng - một con số không nhỏ đối với gia đình thuần nông như anh. Anh Nghiệp cho biết: cá chình thương phẩm không sợ không có đầu ra, có bao nhiêu các đại lý cũng mua hết, chủ yếu để xuất khẩu sang Hồng Kông, Đài Loan.

Thường trong mùa mưa - tháng 10,11 - chình con giống bắt được trong tự nhiên nhiều nên giá hạ hơn mùa nắng. Thả giống trong mùa này chình dễ thích nghi, ít rủi ro hơn.

Sáng sớm khi cho nước vào bể, dưới giàn phun mưa, những con chình bông, mình vàng ươm có đốm nâu tụ tập lại thành từng đàn như để hấp thụ chút không khí trong lành. Con nào con ấy sàn sàn như nhau, to hơn ngón chân cái một chút, có một số ít to bằng cán liềm.

Anh Nguyễn Văn Nghiệp (thôn 3 HTX nông nghiệp Bình Nghi 3, Tây Sơn, Bình Định) chủ nuôi cho biết: chình thả nuôi được 5 tháng nay, con lớn được khoảng 0,4 kg. Cứ đà này, đừng có dịch bệnh gì chừng 7 tháng nữa sẽ xuất bán chình thương phẩm, khả năng chình đạt trọng lượng 1,1 - 1,2 kg/con.

Một dịp đến Ninh Thuận tình cờ anh Nghiệp thấy được mô hình nuôi chình bông rất có hiệu quả trong bể xi măng. Học hỏi kinh nghiệm, anh về mạnh dạn đầu tư trên 30 triệu đồng xây bể xi măng trong vườn nhà, có diện tích chừng 100 m2 - đáy đổ bêtông cốt thép, thành bể xây gạch cù, cao chừng 1,8 m.

Đáy bể có ống xả thải, trong bể có xây hòn non bộ, đáy rỗng, ngập trong nước, trong đó có thả chà (cành cây khô) để chình ẩn náu, có non bộ để vừa đẹp vừa là giàn mưa tạo oxy cho chình. Rải rác một bên bể có đặt những ống bêtông rỗng để chình cư trú.

Mực nước nuôi trong bể luôn duy trì từ 1,1 - 1,2 m. Nước bể nuôi ở dạng tĩnh nên ngoài tạo mưa từ hòn non bộ anh phải lắp thêm giàn phun mưa để tạo thêm oxy mỗi buổi sáng. Trên bể có mái che, có lưới để giảm bức xạ, xung quanh có che chắn không cho ánh nắng rọi vào nhiều.

Nước cung cấp cho bể nuôi lấy từ con suối tự nhiên bơm vào. Để tránh tạp chất gây ô nhiễm, anh cho qua một bể lọc (có cát, than, sỏi...). Hàng ngày có một vài lần bơm phun mưa tạo oxy từ nước suối tự nhiên hay từ chính bể nuôi bơm tuần hoàn. Phân thải, thức ăn thừa lắng ở đáy mỗi ngày anh đều dùng bàn cào gom lại và xả ra ngoài để giữ môi trường nước nuôi trong lành.

Bể nuôi chình bông

Bể anh đang nuôi 1.000 con, giống mua gom từ các đại lý mua chình thịt trong tỉnh. Mỗi con trung bình 100 g. Tổng số tiền đầu tư con giống là 25 triệu đồng. Hiện nay chưa có chình bông sinh sản nhân tạo, chỉ khai thác từ trong tự nhiên.

Nuôi chình không khó, nên giữ cho nước nuôi trong lành, tạo thêm oxy, cho ăn đầy đủ - chình tiêu thụ thức ăn không nhiều lắm.

Mỗi ngày anh Nghiệp cho ăn chừng 4 kg cá tươi mua ở chợ về (giá 50.000 đồng). Cá chỉ lọc lấy thịt, cho ăn vào buổi tối. Thời gian này là lúc chình ra khỏi hang đi ăn khắp bể, ban ngày thì chui vào hang ẩn nấp. Ngoài ra còn cho ăn nhái bắt ngoài tự nhiên.

Tuy vậy nếu nuôi đại trà, quy mô lớn hơn thì nguồn giống sẽ hiếm. Như vậy vấn đề đặt ra là làm sao để chình sinh sản nhân tạo được thì mới cung cấp giống dồi dào, mới phát triển chình bông nuôi đại trà, tăng thu nhập cho người nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Những Loài Cá Chình Nước Ngọt Những Loài Cá Chình Nước Ngọt

Phân bố: Đại Tây Dương: bờ biển Đại Tây Dương từ Sandinavia đến Morocco và những dòng sông Miền Bắc Đại Tây Dương, biển Balic và biển Địa Trung Hải. Người ta xuất khẩu loài này sang châu Á

31/01/2013
Kỹ Thuật Nuôi Cá Chình Kỹ Thuật Nuôi Cá Chình

Khi nuôi ao, vị trí tốt nhất là được cung cấp nước liên tục và nơi đó không bị ngập lụt. Nước khoan(giếng) rất phù hợp nuôi để nuôi loài cá này lâu dài, tuy nhiên nước cần phải không chứa mầm bệnh và cặn bã các chất hóa học, nước phải có độ pH từ 7,0-8,0. Không nên sử dụng nước có độ acid cao. Nơi nuôi cá chình hơn nghiêng thì phù hợp để tận dụng sức hút trọng lực trong việc làm đày và can ao.

31/01/2013
Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Cá Chình Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Cá Chình

Cá Chình là loài nuôi mới, ít có bệnh. Cá thường bỏ ăn là do yếu tố môi trường và khâu tuyển chọn giống kém chất lượng dẫn đến cá không ăn và hao hụt nhiều. Cá Chình cũng thường bắt gặp một số bệnh như ở cá nước ngọt khác, nhưng chưa thấy tác hại đến cá. Chủ yếu và nguy hiểm nhất là bệnh nấm trên cá Chình, là nguyên nhân gây thiệt hại lớn nhất, có khi đến 70-75%.

28/08/2013
Sinh Học Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Chình Sinh Học Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Chình

Cá Chình là loài cá có thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao. tuy nhiên để nuôi tốt đòi hỏi chúng ta không chỉ có kinh nghiệm phong phú và phải có một phương pháp nuôi khoa học, tạo mọi điều kiện cho cá phát triển là ưu tiên hàng đầu. làm sao nuôi các mau lớn, dùng thức ăn công nghiệp hay thức ăn tự chế, cái nào lợi hơn....với tất cả yêu cầu trên mình xin gửi tới các bạn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá Chình.

22/11/2013
Kỹ Thuật Khi Nuôi Cá Chình Trong Bể Xi Măng Kỹ Thuật Khi Nuôi Cá Chình Trong Bể Xi Măng

Cá chình có giá trị kinh tế cao, có lúc giá thương phẩm lên đến 240.000 đ/kg, thích hợp với nhiều mô hình nuôi. Nhiều tỉnh miền Trung đang phát triển hình thức nuôi trong bể xây bằng gạch hoặc xi măng cho năng suất cao.

15/02/2014