Kinh nghiệm nuôi ba ba thương phẩm trong ao đất
Bạc Liêu rất có lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản với nhiều đối tượng, hình thức nuôi đa dạng, phong phú. Cùng với thế mạnh phát triển nuôi tôm nước lợ, cá kèo, nhuyễn thể… thì nuôi thủy sản nước ngọt (ba ba, cá chình, cá bống tượng…) cũng rất thuận lợi.
Quanh ao nuôi ba ba sử dụng tôn làm tường
Để giúp người nông dân có thêm thông tin về kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm, xin lưu ý với bà con một số vấn đề sau:
1. Xây dựng công trình nuôi
Do đây là các đối tượng có thời gian nuôi kéo dài thường 1,5 - 2 năm nên công trình nuôi cần được đầu thật kỹ về cơ sở hạ tầng. Ao nuôi ba ba có nhiều kiểu, tùy thuộc điều kiện kinh tế nông hộ: ao xây dựng nổi đáy láng bằng xi măng, ao xây chìm không láng đáy và ao không xây… Trong đó, ao nuôi chìm, có diện tích 2.000 - 3.000 m2 là phổ biến nhất. Ao nuôi có độ sâu 0,6 - 1 m (Lưu ý: Không nên quá sâu vì chúng sẽ tiêu hao nhiều năng lượng để bơi lên mặt nước và nhiệt độ đáy ao sẽ lạnh vào mùa mưa).
Đáy ao tốt nhất cần phủ một lớp cát trộn với bùn dày khoảng 10 - 20 cm, ao nuôi nên xây dựng gần các tuyến kênh để chủ động trong việc bơm nước (có cống cấp và thoát nước) và gần nhà để dễ chăm sóc, quản lý.
Quanh ao nuôi sử dụng tôn làm tường cao 0,7 - 0,8 m, đỉnh tường có gờ ngang rộng 10 cm (hướng vào phía trong) được gia cố cẩn thận để ba ba không bò đi mất. Khoảng cách giữa ao và tường bảo vệ khoảng 0,5 - 1 m, bố trí vài tấm ván nổi trên ao để ba ba bò lên sưởi nắng giúp chúng điều chỉnh thân nhiệt và loại bỏ các sinh vật có hại bám trên thân.
2. Mật độ nuôi
Thường được nuôi với mật độ cao lúc ba ba còn nhỏ và sẽ san thưa theo thời gian nuôi khi chúng lớn dần.
Chọn giống ba ba xanh, ba ba trơn… để nuôi với ưu điểm sức đề kháng tốt và tăng trọng nhanh, trọng lượng trung bình có thể đạt 1 - 1,5 kg/con. Cỡ ba ba giống thích hợp 50 - 100 g/con có thể nuôi với mật độ 15 con/m2 từ 1 - 12 tháng tuổi; sau đó tiến hành san thưa, tách đực - cái ra nuôi riêng với mật độ 3 - 4 con/m2 đến lúc thu hoạch. Tiến hành tắm cho ba ba bằng muối ăn nồng độ 5% trong 1 giờ trước khi thả nuôi.
3. Thức ăn và cách cho ăn
Ba ba là động vật ăn thịt, thức ăn của chúng là cá, thịt, gà, vịt, các phế phẩm giết mổ… Các thức ăn này cần phải tươi, rửa sạch, không có mùa hôi thiu, phối trộn thêm các vitamin, khoáng chất, thuốc phòng bệnh vào thức ăn để chúng tăng cường sức đề kháng và tăng trọng nhanh.
Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 5 - 8% trọng lượng ba ba trong ao. Có thể chế biến thức ăn tổng hợp từ hỗn hợp: 50 - 70% cá tươi + cơm nguội + cám (5 - 10%) + 1 vài quả chuối chín sao cho đạm tổng số 40 - 43% hoặc tập cho chúng ăn thức ăn công nghiệp có độ đạm thích hợp hạn chế ô nhiễm nguồn nước. Thức ăn cần phù hợp với cỡ miệng, cho ăn đều, ba ba nhỏ cho ăn 2 lần/ngày (sáng, chiều) cho vào máng ăn. Có thể chủ động thức ăn bằng cách nuôi thêm cá mè, rô phi… Ba ba ăn khỏe, hoạt động mạnh khi nhiệt độ nước 22 - 320C. Theo kinh nghiệm của nhiều người nuôi để có 1 kg ba ba thương phẩm cần khoảng 8 - 9 kg thức ăn.
4. Phòng bệnh
Thông thường ba ba sống ngoài tự nhiên có sức đề kháng rất cao do có nguồn thức ăn đầy đủ, phù hợp. Nhưng khi nuôi với mật độ dày, chế độ chăm sóc không tốt thì chúng sẽ mắc bệnh.
Trong quá trình nuôi nếu thấy ba ba kém ăn hoặc bỏ ăn, màu sắc da chuyển sang màu đen, gầy ốm, không bơi lội hoặc nổi lên trên mặt nước, phần diềm có màu hồng tím… thì cần có biện pháp trị bệnh kịp thời. Ba ba thường bị các bệnh tuột nhớt, mòn mai… (do vi khuẩn); các bệnh do nấm (nấm thủy mi, nấm lông); các bệnh lở loét trên da, cổ (do cắn nhau, chất lượng nước không đảm bảo) gây thiệt hại lớn, nhất là khi ba ba còn nhỏ…
Cần áp dụng tốt các biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp: Tăng cường sức đề kháng bằng các bổ sung men tiêu hóa, vitamin, khoáng chất vào thức ăn cho ba ba; Cách ly những con bị bệnh và tắm bằng thuốc tím nồng độ 20 g/m3 trong 30 phút hay bằng muối ăn 5% trong 1 giờ cho đến khi hết bệnh. Đồng thời, trong quá trình nuôi định kỳ thay nước 3 - 6 tháng/lần với lượng nước khoảng 40 - 50%, trong ao có thể thả lẫn cá chép, rô phi… để tận dụng thức ăn dư thừa, làm sạch ao. Mùa lạnh kết hợp dâng nước ao với thả bèo tây khoảng 1/2 diện tích ao để phòng bệnh cho ba ba.
Theo kinh nghiệm của nhiều hộ dân, để nuôi 1.000 con ba ba từ lúc nhỏ đến khi thu hoạch (khoảng 24 tháng) cần khoảng 90 - 100 triệu đồng. Do đó, người nuôi cần trang bị tốt về kỹ thuật, nhân lực và tài lực trước khi thực hiện.
Có thể bạn quan tâm
Sau nhiều năm liên tiếp nuôi tôm thất bại, hàng trăm hộ ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, không có khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Trước thực tế đó, UBND thị xã Ninh Hòa đã tổ chức cuộc họp để tìm cách tháo gỡ vấn đề này.
Năm qua, Cà Mau đã lỡ hẹn với chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Bước sang những tháng đầu năm 2016, ngành thủy sản lại bị tác động lớn của cơn đại hạn, thiệt hại đến mức tỉnh phải công bố thiên tai cấp độ 2 đối với nuôi trồng thủy sản. Hiện tỉnh đang dồn sức với nhiều giải pháp để phát triển ngành kinh tế chủ lực này.
Để khắc phục tình hình bệnh dịch trên tôm do môi trường nuôi bị ô nhiễm, thời gian qua, một số hộ nuôi tôm đã thí nghiệm cách nuôi ghép cá rô phi, cá chẽm với nuôi tôm. Bước đầu mô hình này đã mang lại hiệu quả về mặt kinh tế và cải thiện môi trường nuôi, giảm dịch bệnh.
Những năm gần đây, do con nước thấp nên nguồn lợi thủy sản của tỉnh Đồng Tháp giảm nhiều, đặc biệt là các loại cá đồng trở nên khan hiếm, dẫn đến việc giá cá đồng tại các chợ tăng vọt so với mọi năm.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định, bên cạnh việc đầu tư đóng mới tàu cá và trang bị các thiết bị hiện đại trên tàu, bà con ngư dân đã thành lập các tổ đội đoàn kết cùng hỗ trợ nhau khai thác thủy sản và phòng chống thiên tai trên biển, nên đã tăng hiệu quả sản xuất.