Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Nghĩ về vai trò mới của con cá rô phi

Nghĩ về vai trò mới của con cá rô phi
Tác giả: Xuân Trường
Ngày đăng: 11/08/2016

Từ đầu vụ nuôi tôm nước lợ năm 2016 đến nay, không ít hộ nuôi, vùng nuôi tôm trong tỉnh Sóc Trăng thành công với mô hình nuôi tôm ghép, nuôi tuần hoàn nước với con cá rô phi.

Ông Hồ Quốc Lực, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta, cho biết: Trang trại Tân Nam của Sao Ta cũng thường xuyên sử dụng cá rô phi trong ao lắng, ao chứa. Điều đó cho thấy, vai trò của cá rô phi đối với nghề nuôi tôm là rất quan trọng.

"Thị trường sản phẩm cá rô phi thế giới là rất rộng và luôn có giá cao hơn sản phẩm cá tra. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, muốn phát triển nghề nuôi, chế biến xuất khẩu cá rô phi, chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh quyết liệt với những nước đi trước nhiều năm có ngành sản xuất giống, thức ăn, công nghệ nuôi tiên tiến.

Hay nói cách khác, để phát triển tốt nghề nuôi cá rô phi, phải đảm bảo ít nhất 2 điều kiện: thời gian nuôi ngắn (hệ số thức ăn thấp) và tỷ lệ phi lê cá đạt cao" - ông Hồ Quốc Lực nói.

Với giống cá rô phi dòng Gif hiện đang có trên thị trường trong nước vẫn chỉ quanh quẩn là những dòng Gif cũ, cách xa những thế hệ rô phi dòng Gif một số nước, như: Trung Quốc, Đài Loan đang nuôi. Một số doanh nghiệp không ngại "ví von": Giống cá rô phi dòng Gif phổ biến trên thị trường trong nước hiện nay nếu so với con giống đang được sản xuất tại Đài Loan, không khác gì giống lúa ST5 với ST20.

Chính sự khác biệt lớn về thế hệ con giống này, nên hầu hết các doanh nghiệp đang triển khai nuôi, chế biến xuất khẩu cá rô phi trong nước đều phải nhập khẩu con giống bố mẹ từ nước ngoài, làm cho chi phí con giống cao, nhưng thời gian nuôi và tỷ lệ phi lê vẫn chưa đạt như mong đợi.

Theo Tiến sĩ Trần Đình Luân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa con cá rô phi vào danh sách sản phẩm chủ lực trong thời gian tới của ngành thủy sản là rất phù hợp. Và Sóc Trăng hoàn toàn có thể phát triển tốt đối tượng nuôi này.

Tiến sĩ Trần Đình Luân nhận định: "Tại những vùng ven biển của tỉnh, việc phát triển nuôi tôm nước lợ đang rất khó khăn, nhất là vào mùa khô, nhiệt độ tăng rất cao và môi trường vùng nuôi có dấu hiệu xấu đi. Do đó, chúng ta có thể tận dụng thời điểm này để nuôi cá rô phi và sử dụng nguồn nước nuôi cá này để nuôi tôm nước lợ khi mùa mưa đến".

Hệ thống luân canh trên theo đề xuất của tiến sĩ Trần Đình Luân cũng khá phù hợp với điều kiện tự nhiện, khí hậu, thời tiết của vùng ven biển. Nhưng vấn đề quan trọng nhất là con giống chất lượng tìm ở đâu? Theo Tiến sĩ Trần Đình Luân, hiện trong nước có một số đơn vị cung ứng giống cá rô phi dòng Gif có chất lượng khá tốt, có thể đáp ứng được nhu cầu nghề nuôi.

Vấn đề là sản xuất phải được tổ chức lại theo liên kết chuỗi để đảm bảo nguồn con giống, thức ăn… được tốt, sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và được bao tiêu để cả người nuôi lẫn doanh nghiệp yên tâm thực hiện.

Sau khi quyết định chọn cá rô phi vào danh sách đối tượng nuôi chủ lực trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác chọn lọc, nghiên cứu phát triển những dòng cá rô phi mới phù hợp với điều kiện nuôi tại các vùng trong cả nước.

Sóc Trăng là 1 trong 5 địa phương của cả nước được chọn thí điểm nuôi cá rô phi thương phẩm xuất khẩu. Nếu thành công, không chỉ giúp đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản, tăng kim ngạch xuất khẩu, mà còn giúp giảm áp lực, giúp cho nghề nuôi tôm nước lợ thêm hiệu quả và bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Toàn tỉnh Sơn La có 21 hợp tác xã và doanh nghiệp nuôi thủy sản Toàn tỉnh Sơn La có 21 hợp tác xã và doanh nghiệp nuôi thủy sản

Đến nay, toàn tỉnh Sơn La có 21 hợp tác xã và doanh nghiệp nuôi thủy sản và 2.490 ha nuôi cá, 3 ha nuôi tôm và 13 ha ươm giống thủy sản. Tổng số lồng nuôi cá đạt trên 2.230 lồng, tập trung ở các huyện: Quỳnh Nhai, Mường La, Phù Yên, Mộc Châu, Vân Hồ, Thuận Châu.

11/08/2016
Bồi thường hàng trăm triệu đồng cho các hộ nuôi cá Bồi thường hàng trăm triệu đồng cho các hộ nuôi cá

Ngày 5/8, Thượng tá Nguyễn Văn Rắc - Phó trưởng Công an huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cho biết, qua xác minh cho thấy nguyên nhân dẫn đến vụ sà lan va chạm bè cá trên sông Tiền thuộc thủy phận ấp Bình Hòa, xã Bình Thạnh (huyện Cao Lãnh) là do người điều khiển sà lan thiếu chú ý quan sát và chủ sà lan đã thỏa thuận bồi thường số tiền khoảng 500 triệu đồng cho các hộ dân nuôi thủy sản bị thiệt hại.

11/08/2016
Hòa Bình giảm thiểu thiệt hại, phát triển nghề nuôi cá trên sông Đà Hòa Bình giảm thiểu thiệt hại, phát triển nghề nuôi cá trên sông Đà

Trong vòng 4 ngày đầu tuần tháng 7/2016, tại các xóm Bãi Sang, Phúc, Gò Mu của xã Phúc Sạn (Mai Châu, Hòa Bình) xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, khoảng 1,082 tấn, chủ yếu là cá có giá trị cao như chiên, bỗng và trắm, tổng giá trị thiệt hại trên 360 triệu đồng. Chi cục Thủy sản đã tổ chức lấy mẫu nước và mẫu cá chiên, bỗng, trắm cỏ và cá rô phi nuôi lồng tại xã Phúc Sạn gửi về Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc để phân tích, kiểm tra.

11/08/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.