Kinh Nghiệm Chuyển Giới Tính Cá Rô Phi
Trong ao nuôi cá rô phi thì cá đực luôn nhanh lớn hơn cá cái. Chính vì vậy mà khi nuôi cá rô phi thương phẩm, người nuôi thường thích nuôi cá đực hơn. Để có nhiều cá đực đáp ứng cho nhu cầu phát triển chăn nuôi, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu dùng một loại hormon trộn vào thức ăn của cá, cho cá rô phi bột ăn (cá mới nở được 3 –4 ngày) hoặc dùng phương pháp tắm cho cá rô phi trong nước có hormon để chuyển giới tính của cá rô phi.
Các loại hormon để chuyển giới tính cá rô phi là: MT (17 methyl estestosterone) và ET (17 ethynyltestosterone). Hiện nay được dùng phổ biến là loại MT và các bước của công nghệ chuyển giới tính cá rô phi như sau:
* Phối trộn hormon vào thức ăn của cá
Lấy 60mg MT hoặc ET hòa vào 0,7 lít rượu ethanol 95%, đun dung dịch này trộn với 10g Vitamin Việt Nam vào 1kg bột cá (trước khi đun dung dịch này nên phơi nắng trước cho bay hết mùi rượu).
* Cho cá rô phi đẻ, thu trứng, cá bột đem đi ấp
- Chọn cá rô phi bố mẹ có khối lượng từ 150 – 300g/con thả vào giai (có lưới không lọt) hoặc vào bể với mật độ 5 – 6 con/m2, tỷ lệ cá đực cá cái là 1:1. Sau khi thả từ 5 – 7 ngày kiểm tra miệng cá cái để thu trứng và chu kỳ thu trứng là 7 ngày một lần.
- Đem trứng ấp ở bình với mật độ 90.000 trứng/lít, ấp riêng từng pha I, II, III, IV, lưu tốc nước trung bình là 4 lít/phút.
- Đem trứng sắp nở (từ pha IV) sang ấp ở khay, mật độ 10.000 trứng/lít, lưu tốc nước 2 lít/phút, ấp cho đến khi trứng nở thành cá bột và cá bột tiêu hết noãn hoàng.
* Xử lý cá bột trong giai bằng cách cho cá bột ăn thức ăn có chứa hormon
- Mật độ cá bột trong giai là 15 con/m2, thời gian xử lý trong giai là 21 ngày.
- Lượng thức ăn cho cá bột tính theo phần trăm khối lượng cá và tùy theo cỡ cá, mức độ sử dụng thức ăn của cá, có dựa vào tỷ lệ sau:
Tuần đầu tiên: 25%
Tuần thứ 2: 20%
Tuần thứ 3: 15%
Tuần thứ 4: 10%
Sau 21 ngày đem cá bột ra ương ở ao thành cá hương. Cũng có thể ương cá hương ở trong giai chứa.
Hiện nay, việc chuyển giới tính cho cá rô phi chủ yếu áp dụng cho loài cá rô phi vằn Oreochroxeis niloticus. Công nghệ SX giống cá rô phi đơn tính đực trong giai chứa đã được triển khai rộng rãi ở các cơ sở SX giống cá các tỉnh. Tuy nhiên công nghệ này chỉ đảm bảo đạt tỷ lệ khoảng 95%, vì thế vẫn còn hiện tượng lẫn cá cái đẻ trứng. Để có lượng cá bột đồng đều về kích cỡ và giai đoạn phát triển, trước khi đưa vào xử lý hormon là rất khó, bởi khi thu trứng phải phân chia chính xác chúng thành từng nhóm tương ứng với 4 pha phát triển khác nhau theo màu sắc để có biện pháp xử lý riêng.
Ngoài phương pháp chuyển giới tính cá rô phi bằng trộn hormon vào thức ăn, còn phương pháp ngăn tấm cho cá rô phi bột trong hormon.
Cách làm: Chọn cá rô phi bột ở tuổi 17 ngày sau khi nở ngâm trong dung dịch hormon MT nồng độ 3 ppm trong thời gian 3 – 4 ngày. Phương pháp này thường đạt tỷ lệ đực từ 80-85% và tỷ lệ sống sau khi xử lý từ 70 – 80%, vì vậy phương pháp này ít được sử dụng.
Theo các chuyên gia theo dõi về nuôi cá rô phi còn sót lại không đạt tính đực cho thấy: Một số ít trong số này sẽ bị vô sinh, số còn lại vẫn có khả năng đẻ trứng bình thường ở nhiệt độ 25oC, tuy nhiên số lượng cá này không đáng kể so với cá đực.
Có thể bạn quan tâm
Bà con nuôi tôm ở Trần Đề, Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang ứng dụng quy trình nuôi tôm luân canh với cá rô phi, cá chẻm, cá kèo theo hình thức tuần hoàn khép kín
Nuôi kết hợp một ao tôm, một ao cá rô phi không những mang lại hiệu quả kinh tế cao do khống chế được dịch bệnh trên tôm
Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm không có gì phức tạp.
Rô phi O.Niloticus ăn tạp, thiên về động vật. Thức ăn chủ yếu là động vật phù du, mùn bã hữu cơ, tảo, ấu trùng, côn trùng, giáp xác, giun đất,
Cá rô phi Đài Loan hiện nay đang được đông đảo bà con nông dân ưa chuộng, do có nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống cá cũ