Kinh Nghiệm Chăm Sóc Vườn Điều Sau Thu Hoạch
Trong những năm gần đây người dân trồng Điều mất mùa chủ yếu là do cây Điều lúc ra hoa gặp mưa nên hoa bị thối không đậu quả được. Để chăm sóc vườn Điều sau thu hoạch được tốt và giảm thiểu những rủi ro do thời tiết trong lúc cây Điều ra hoa, chúng tôi xin giới thiệu kinh nghiệm của ông Võ Hùng Chiến (Chủ trang trại trồng Điều xã Phú Nghĩa - Phước Long - Bình Phước).
Ông Võ Hùng Chiến có hơn 20 ha Điều, năng suất bình quân ổn định từ 2- 2,5 tấn/ha. Vườn điều của ông hiếm khi thất mùa do ảnh hưởng của thời tiết.
Ông Chiến nói, trước hết ta phải biết diễn biến thời tiết trong năm thông qua các Đài khí tượng thủy văn trong khu vực. Mục đích của việc này nhằm chủ động xác định thời điểm hết mùa mưa, qua đó tác động những biện pháp kỹ thuật điều khiển cây Điều ra hoa không bị (hoặc ít bị ảnh hưởng của mưa). Khi nắm bắt được tình hình thời tiết ta tiến hành bón phân cho cây, ở đây nên dùng phân bón rễ và phân bón lá.
Phân bón rễ nên bón hai đợt
+ Đợt 1: Sau khi tỉa cành, tạo tán, vệ sinh vườn ta bón phân nhằm phục hồi cây sau vụ thu hoạch (khoảng tháng 5 - tháng 6): bón phân NPK theo tỷ lệ 3 Đạm + 4 Lân + 1 Kali.
+ Đợt 2: Tùy thuộc vào thời điểm dứt mùa mưa (tốt nhất trước khi dứt mưa 2 - 2,5 tháng), bón theo tỷ lệ 1 Đạm + 1,5 Kali.Nếu đất bằng và có mưa dầm có thể rải phân trên mặt, nếu đất dốc nên cuốc hố bón phân (càng nhiều hố càng tốt) nhằm hạn chế sự rửa trôi và tăng hiệu quả sử dụng phân. Khi bón phân đợt 1 nên kết hợp dùng phân bón lá cho cây bằng cách phun lên lá, thường ta dùng phân có hàm lượng NPK có tỷ lệ 30-10-10. Nếu vườn cây yếu ta dùng phân hàm lượng NPK là 20-15-15 hoặc 15-15-15. Sau khi bón phân đợt 2 khoảng 1-2 tuần, nếu thấy vườn cây lá vẫn còn xanh ta dùng phân bón lá không có Đạm nhưng giàu Lân và Kali (sản phẩm MKP) để lá cây tích tụ Lân và Kali làm nhanh già lá, tăng sự phân hóa mầm hoa ở cây.
Trước thời điểm dứt mưa 50-55 ngày ta phun Thiourea 99% nhằm làm lá rụng đồng loạt, chuẩn bị đâm chồi và ra bông, 2-3 tuần sau cây ra chồi hoa. Khoảng 20-25 ngày sau, tiếp tục cung cấp phân bón lá NPK tỷ lệ ngang nhau để vòi hoa và cánh hoa ra dài giúp hoa dễ thụ phấn. Ở giai đoạn này bà con có thể dùng Bortrac để phun chống rụng bông và rụng trái non; dùng HK 20-20-20, Super humic để phun dưỡng bông, dưỡng hạt, kết hợp phun thuốc phòng ngừa bệnh. Thông thường vào đầu tháng 12 cây Điều đậu trái là an toàn.
BOX 1
Khi nắm bắt được tình hình thời tiết ta tiến hành bón phân cho cây, dùng phân bón rễ và phân bón lá. Phân bón rễ ta nên bón hai đợt:
+ Đợt 1: Sau khi tỉa cành, tạo tán, vệ sinh vườn ta bón phân nhằm phục hồi cây sau vụ thu hoạch (khoảng tháng 5 - tháng 6): bón phân NPK theo tỷ lệ 3 Đạm + 4 Lân + 1 Kali.
+ Đợt 2: Tùy thuộc vào thời điểm dứt mùa mưa (tốt nhất trước khi dứt mưa 2 - 2,5 tháng) Bón theo tỷ lệ 1 Đạm + 1,5 Kali.
Có thể bạn quan tâm
Mục đích của việc này nhằm chủ động xác định thời điểm hết mùa mưa, qua đó tác động những biện pháp kỹ thuật điều khiển cây Điều ra hoa không bị (hoặc ít bị ảnh hưởng của mưa).
cây điều được đưa vào trồng ở miền Nam Việt Nam từ thế kỷ 18, mãi đến 1975 khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước thắng lợi. Cây điều chính thức là cây trồng trong danh mục được trồng lại trong các khu rừng bị phá hoại bởi bơm đạn
Theo Quyết định 39 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về định hướng chiến lược phát triển cây điều, đến năm 2010, diện tích điều ổn định ở mức 350.000ha
Cây điều được du nhập trồng tại Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ khoảng 80 năm và hiện nay được trồng nhiều ở các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận và các tỉnh dọc theo duyên hải Miền trung
Khoảng cách: khoảng cách thích hợp để trồng Điều là cây cách cây 3m, hàng cách hàng 9m. Trồng điều theo hướng Bắc –Nam để cây nhận được nhiều ánh sáng nhất.