Trang chủ / Cây công nghiệp / Cây điều

Sâu đục thân gốc và cành hại điều

Sâu đục thân gốc và cành hại điều
Tác giả: Ths. Huỳnh Kim Ngọc
Ngày đăng: 13/12/2018

Sâu đục thân gốc và cành là một loại xén tóc, có vòng đời dài cả năm, sâu đục vào thân cành, gây hại nghiêm trọng trên các vườn điều già cỗi, trồng dầy, rậm rạp, ít chăm sóc.

Sâu đục thân có hai loại:

+ Sâu đục thân gốc là xén tóc, thành trùng cái đẻ trứng vào các vết nứt trên vỏ cây, cách thân khoảng 1,5m trở xuống, sau đó sâu ăn phần vỏ mềm rồi đục sâu vào bên trong tạo thành những đường hầm ngoằn ngoèo, nơi vết đục thấy phân và mạt cưa đùn ra ngoài, khi sâu đục tròn một vòng quanh thân. Khi đó mạch dẫn nhựa bị cắt đứt, cây chết khô dần. Sâu gây hại tập trung vào tháng 7 đến tháng 9 trong năm.

+ Sâu đục cành cũng là một loại xén tóc nhưng có màu đen, con cái đẻ trứng vào các chồi hoa, chồi khô, sâu non nở ra đục đường hầm từ ngọn chồi xuống các cành lớn bên dưới làm cành khô dễ gãy khi mang quả nặng hay mưa to gió lớn.

Biện pháp phòng trị: Do sâu đục thân đục sâu vào bên trong thân, cành trên cao nên dùng thuốc rất tốn kém lại ít hiệu quả nên cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm và phòng trị kịp lúc. Cần áp dụng các biện pháp tổng hợp như:

+ Trồng thưa.

+ Tỉa cành, tạo tán: Tỉa bớt các cành trong tán, cành vô hiệu, cành sát mặt đất, cành khô giúp tán cây thông thoáng, tỉa cành 2 lần/năm, lần đầu sau thu hoạch: Tháng 4, bón phân đợt 1, lần 2: Khoảng tháng 9, bón phân đợt 2. Cành sau khi tỉa, thu gom và tiêu hủy để trừ sâu non hay nhộng còn bên trong.

+ Dùng bẫy đèn bắt con trưởng thành để hạn chế đẻ trứng, bẫy đặt vào khoảng tháng 3 - 4, thời gian thắp sáng từ 6 giờ chiều hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.

+ Phát hiện sớm vết sâu mới đục, dùng tay bắt sâu non, nhộng, trứng, cành hại nên cưa bỏ và tiêu hủy.

+ Quét vôi hoặc quét dung dịch Bordeaux vào gốc hoặc trộn thuốc trừ sâu như Sairifos 585 EC hay Diaphos 50EC với bùn nhão theo tỷ lệ 1:4 quét lên gốc cách mặt đất 1,5m vào đầu mùa khô để ngăn sâu đẻ trứng vào gốc.

+ Phun thuốc có tính lưu dẫn hay xông hơi như Diaphos 50EC, Sairifos 585EC, Lancer 50SP để xua đuổi vào giai đoạn thành trùng (tháng 4 – 6) hoặc diệt sâu sâu non mới nở. Nếu mật số sâu nhiều, định kỳ 15 – 20 ngày phun một lần.

+ Nếu sâu đã đục sâu vào bên trong, có thể dùng kẽm hay dao khoét miệng rộng ra rồi dùng  ống tiêm bơm thuốc trừ sâu hay bỏ vào trong miệng lỗ một vài hạt thuốc Diaphos 10G hay Sargent 6G... xong dùng đất sét bít miệng lỗ lại.


Có thể bạn quan tâm

Quy trình kỹ thuật quản lý bọ xít muỗi và thán thư hại điều Quy trình kỹ thuật quản lý bọ xít muỗi và thán thư hại điều

Bọ xít muỗi có 2 loài bọ xít muỗi gây hại: loài bọ xít muỗi xanh (Helopeltis theivora) phổ biến nhất, còn loài bọ xít muỗi đỏ (Helopeltis antonii) ít phổ biến

02/07/2018
Kỹ thuật quản lý bọ xít muỗi và bệnh thán thư hại điều Kỹ thuật quản lý bọ xít muỗi và bệnh thán thư hại điều

Bọ xít muỗi có 2 loài bọ xít muỗi gây hại: loài bọ xít muỗi xanh (Helopeltis theivora) phổ biến nhất, còn loài bọ xít muỗi đỏ (Helopeltis antonii) ít phổ biến

10/07/2018
Bệnh thán thư hại điều Bệnh thán thư hại điều

Cây điều khá dễ trồng, vừa không kén đất, phù hợp với điều kiện địa hình đất dốc và khô hạn. Chi phí trồng điều cũng như công chăm sóc lại không đòi hỏi cao

29/11/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.