Kinh Nghiệm Bón Phân Khi Trồng Sầu Riêng Ở Mỏ Cày (Bến Tre)

Anh Út Lập, ấp Giồng Nâu xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày (Bến Tre) có kinh nghiệm:
Giai đoạn cây con và những năm đầu cho trái: Cần bón 5-10 kg phân hữu cơ cho mỗi cây kết hợp với phân vô cơ có lượng đạm cao theo công thức N:P:K:Mg là 18:11:5:3 hoặc 15:15:6:4 theo liều lượng và số lần bón như bảng sau:
Giai đoạn đầu cây đã cho trái ổn định: Bón làm 3 lần trong năm như sau:
Lần 1: Sau khi thu hoạch, tỉa cành bón 10-20 kg phân hữu cơ cho mỗi cây kết hợp với phân vô cơ có lượng đạm cao theo công thức N:P:K:Mg là 18:11:5:3 hoặc 15:15:6:4 với lượng 2-3 kg hỗn hợp/gốc, tưới nước nhằm tạo bộ lá màu mỡ, sạch sâu bệnh.
Lần 2: Trước ra hoa 30-40 ngày, thúc ra hoa bằng phân hỗn hợp với lượng phân cao theo công thức N:P:K:Mg là 10:50:17; 02-3 kg hỗn hợp/gốc.
Lần 3: Khi gốc to bằng trái chôm chôm, giúp trái phát triển nhanh và có chất lượng cao bằng phân hỗn hợp với lượng kali cao theo công thức N:P:K:Mg là 12:42:17: 2; 02-3 kg hỗn hợp/gốc.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng phân bón lá để góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất trái. Nếu sử dụng phân bón lá nhiều đạm sẽ làm giảm phẩm chất trái như cơm bị sượng, bị nhão...
Có thể bạn quan tâm

Bệnh cháy lá trên sầu riêng thường xuất hiện nhiều nhất trong mùa nắng giai đoạn ra hoa và đậu trái, làm cho năng suất, chất lượng trái kém.

Thời tiết thay đổi, mưa trái mùa, nắng liên tục và xâm nhập mặn kéo dài khiến thủ phủ sầu riêng Tiền Giang bị mất mùa.

Năm 2020, hạn mặn diễn ra gay gắt ảnh hưởng lớn đến sản xuất vườn cây ăn trái ở ĐBSCL, trong đó cây sầu riêng bị thiệt hại nặng.

Sự sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiếu nguồn nước ngọt tưới.

Sầu riêng là một trong những cây ăn quả cho lợi ích kinh tế cao, tuy nhiên, vào mùa mưa thường gặp phải một số bệnh hại đặc thù như cháy lá.