Kinh Nghiệm Bảo Quản Nấm Rơm Và Nấm Bào Ngư
Đối với nấm tươi thì có hai cách bảo quản khá phổ biến anh có thể áp dụng được như sau:
1. Cách đơn giản: đối với cả nấm rơm và nấm sò:
Khi thu hoạch hạn chế làm nấm bị xây xát hay giập vì những chỗ bị giập hay xây sát rất dễ bị vi khuẩn tấn công làm nấm nhanh bị hư hỏng.
Sau khi thu hoạch xong đem vào nơi thoáng mát để phân loại và xử lý sơ bộ.
Với nấm sò, cần chọn lựa từng chùm nấm, loại bỏ những chùm quá già, giập nát hay bị sâu, dòi. Cắt bỏ phần cuống nấm có dính mạt cưa.
Với nấm rơm, chọn lọc sơ bộ, loại bỏ những nụ nấm bị ố vàng, úng, các phần gốc dính vào còn sót lại trong lần thu hoạch trước. Cắt bỏ phần cuống nấm có dính rơm, đất.
Trong công đoạn này sở dĩ phải loại bỏ những phần hư hỏng và bẩn (cuống nấm) là vì những phần này chứa rất nhiều vi sinh vật có hại, là nguyên nhân trực tiếp gây thối hỏng nấm, do nấm chứa một lượng dinh dưỡng khá cao nên nếu không loại bỏ những phần bị hư vi sinh vật sẽ nhanh chóng sinh sôi và lây lan gây hư hỏng dây chuyền.
Cần giữ cho khối nấm ở nhiệt độ 10-15oC để kìm hãm quá trình hô hấp của nấm và của cả vi sinh vật. Sau khi hái nấm từ mô hay bịch phôi thì quả thể nấm vẫn còn trong trạng thái “sống” nghĩa là tai nấm vẫn còn hô hấp vẫn còn trao đổi chất.
Tuy nhiên quá trình hô hấp ở đây lại làm mất đi các chất dinh dưỡng trong tai nấm, làm mất độ ẩm đồng thời tạo ra nhiệt tạo cơ hội cho các vi sinh vật có hại phát triển. Vì vậy cần hạ thấp nhiệt độ môi trường nhằm hạn chế quá trình hô hấp của nấm và sự phát triển của vi sinh vật để giữ nấm tươi lâu hơn, việc làm lạnh có thể sử dụng phòng có máy điều hòa( lượng lớn) hoặc dùng thùng xốp cho đá xuống dưới đáy và cho nấm phía trên.
2. Cách này thì tuy kỳ công hơn nhưng hiệu quả xứng đáng.
Sau khi sơ chế nấm bà con sử dụng bao PE loại 2 hay 3kg để đóng gói, tuy nhiên bà con phải đục thủng bao rồi mới cho nấm vào, mỗi bao đục 10 lỗ, đường kính lỗ 0.3-0.5cm, các lỗ phân tán đều trên bao. Đối với nấm sò anh xếp mặt trên của tai nấm hướng ra ngoài vì mục đính thẩm mỹ đồng thời cũng làm cho nấm ít bị rách hơn. Áp dụng tương tự với nấm rơm. Giữ lạnh tương tự như cách trên.
Tuy nhiên cần lưu ý trong suốt quá trình sơ chế tới khi đóng gói và bảo quản, luôn đặc nấm trong trạng thái thoáng mát không bị ướt nước.
Ngoài ra còn có một cách tốt hơn dùng để bảo quản nấm rơm bằng cách sử dụng chitosan, cách này có thể giữ cho nấm tươi nguyên trong 1 tuần nhưng giá thành cũng hơi cao nên không phù hợp với thị trường Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nấm Rơm sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường sinh thái nóng ẩm (nhiệt độ môi trường từ 28-35°C; độ ẩm không khí từ 75-90%).
Cách đây 10 năm anh Quang đạp xe xích lô, xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi, làm thuê đủ mọi việc trong làng, đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn.
Năng suất nấm thu được khi trồng bằng rơm cuộn ước đạt 200 kg/100 cuộn rơm (tương đương 130 kg/tấn rơm nguyên liệu), cao hơn 20-30% so với làm từ rạ bó
Mô hình được áp dụng hiệu quả tại hộ ông Đào Văn Hoang, ngụ ấp Phú Trung, xã Phú Thành, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông An Giang
Nghề trồng nấm rơm ở huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) đã có từ lâu nhưng thực sự chỉ phát triển mạnh vài năm trở lại đây.