Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Kiếm tiền từ cây cỏ hoang chổi chít quét đói nghèo

Kiếm tiền từ cây cỏ hoang chổi chít quét đói nghèo
Tác giả: Thu Hà
Ngày đăng: 15/12/2015

Nâng cao thu nhập

Chúng tôi đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Toán (dân tộc Dao ở thôn 15) khi chị cùng các chị em khác đang tay thoăn thoắt làm chổi.

Chị Toán vui vẻ nói: “Bông chít này mọc tự nhiên ở khắp các núi đồi xã Lang Quán.

Những năm trước vào mùa chít trổ bông (từ đầu tháng Chạp đến cuối tháng Giêng âm lịch) tôi hay lên đồi kiếm chít về bán lại cho thương lái với giá 4.000 đồng/kg tươi.

Đi từ sáng sớm đến tối mịt, đôi chân leo không biết bao nhiêu đồi mới kiếm được 15kg chít tươi.

Tính ra, cả ngày công vất vả kiếm được 60.000 đồng là cao.

Tháng 9.2015 vừa qua, được học nghề biết làm chổi chít rồi nên năm nay mình sẽ không bán chít tươi nữa mà để dành làm nguyên liệu bện chổi.

Vì làm được chổi chít cho thu nhập cao hơn”.

Theo chị Toán tiết lộ, nếu chăm chỉ và khéo léo thì mỗi người có thể làm được đến 15 - 20 chiếc chổi chít/ngày.

Với giá bán từ 25.000 – 30.000 đồng/chiếc, trừ hết chi phí nguyên liệu thì người làm chổi còn lãi 10.000 đồng/chiếc.

“Tính ra mỗi ngày người làm chổi chít bỏ túi được từ 150.000 – 200.000 đồng mà công việc lại không quá vất vả” - chị Toán bộc bạch.

Mỗi ngày làm được 20 chiếc chổi chít, chị Chu Thị Minh (dân tộc Dao) được đánh giá là một trong những học viên nhanh và khéo tay nhất lớp học nghề.

Chị Minh chia sẻ: “Nghề làm chổi chít không đòi hỏi kỹ thuật cao, nặng nhọc nên người già, trẻ em đều có thể tham gia làm các công đoạn như nảy chít, bó con.

Còn quấn chặt, khâu dây thì cần có tay nghề.

Cái hay nhất của nghề này sử dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần so với bán chít ở dạng sản phẩm thô.

Tôi thấy lớp học nghề này rất thiết thực với nông dân xã Lang Quán”.

Tuy nhiên điều làm các chị em trong lớp học nghề lo lắng nhất vẫn là đầu ra sản phẩm.

Hiện các chị đang phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm bằng cách chào hàng ở các đại lý, các chợ gần địa phương.

Chổi chít “quét” đói nghèo

"  Hiện, chúng tôi vẫn đang sản xuất nhỏ lẻ vì vẫn chưa tìm được mối tiêu thụ ổn định.

Song song với công tác dạy nghề cho bà con, Hội ND và các ban ngành liên quan liên kết với các doanh nghiệp tìm đầu ra cho chổi chít thì hay biết mấy”.  Chị Nguyễn Thị Toán

Ông Bế Văn Huy – Chủ tịch Hội ND xã Lang Quán cho biết: Lớp học này do Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND (thuộc Hội ND tỉnh Tuyên Quang) phối hợp với Hội ND huyện Yên Sơn tổ chức dạy nghề sản xuất chổi chít cho 30 học viên là hội viên ND xã Lang Quán từ tháng 9 đến tháng 11.2015.

Trong thời gian học nghề, các học viên đã được các giảng viên trang bị đầy đủ các nội dung từ khâu thu hoạch, xử lý, bảo quản chất lượng bông chít để có đủ nguyên liệu sản xuất trong cả năm.

Quá trình học thực hành chiếm 90% thời gian để mỗi học viên nắm bắt được các quy trình kỹ thuật thủ công làm ra các sản phẩm chổi chít bền và đẹp mắt để có thể xuất bán được trên thị trường.

Học viên được học miễn phí 100%, được cấp tài liệu, nguyên liệu thực hành.

Xã Lang Quán thuộc diện xã đặc biệt khó khăn, 100% học viên là dân tộc thiểu số được hỗ trợ 15.000 đồng/ngày học.

“Tuy là nghề thủ công đơn giản, nhưng hiệu quả kinh tế của nghề này rất lớn, tạo ra nguồn thu nhập ổn định.

Người dân nông thôn miền núi có nhiều thời gian rảnh rỗi, nên việc tận dụng được thời gian nông nhàn để làm ra các sản phẩm có giá trị từ các vật liệu có sẵn tại địa phương sẽ giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình” - ông Huy khẳng định. 


Có thể bạn quan tâm

Trúng mùa khoai cao, giá bán lại tăng liên tục Trúng mùa khoai cao, giá bán lại tăng liên tục

Nông dân Đồng Tháp trúng mùa vụ khoai cao vì năng suất tăng, giá bán lại cao. Trừ chi phí mỗi công khoai cao nông dân thu lợi nhuận hơn 15 triệu đồng, nông dân vô cùng phấn khởi.

31/05/2016
Không cho phép sử dụng nhựa thông trong giết mổ gia cầm Không cho phép sử dụng nhựa thông trong giết mổ gia cầm

Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) quy định hiện hành của Việt Nam không cho phép sử dụng nhựa thông trong sản xuất kinh doanh thực phẩm.

31/05/2016
Làm VietGAP để vực dậy ngành chè Làm VietGAP để vực dậy ngành chè

Sau hơn 5 năm triển khai đề án sản xuất và tiêu thụ chè an toàn, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã xây dựng thành công nhiều mô hình chè VietGAP quy mô lớn, góp phần nâng cao giá trị cây chè trên địa bàn Thủ đô.

01/06/2016
Xây Thành công với bàn đạp phát triển nông nghiệp Xây Thành công với bàn đạp phát triển nông nghiệp

Hơn 5 năm qua, nhân dân xã Tam Ngọc, TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đã đóng góp hàng chục tỷ đồng, hiến hàng nghìn m2 đất để xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần đưa xã này về đích đúng kế hoạch.

01/06/2016
Phân bón Lâm Thao nguồn năng lượng cho cây nhãn sai, ngọt Phân bón Lâm Thao nguồn năng lượng cho cây nhãn sai, ngọt

“Tuy vẫn sử dụng phân trâu, bò, lợn để bón cho cây nhưng tôi lấy phân bón Lâm Thao làm nguồn chính vì nó chủ động và hiệu quả nhanh hơn phân hữu cơ. Có như vậy lượng quả mới sai, trái mới ngọt và cây mới cho thu hoạch bền”.

01/06/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.