Bệnh tai xanh ở lợn và cách phòng chống - Phần 2 (Phần cuối)
4. Các yếu tố truyền bệnh
- Bệnh truyền từ lợn già đã mắc bệnh sang lợn con.
- Lan truyền qua chất tiết cơ thể, nước bọt, phân, nước tiểu
- Truyền qua đường vận chuyển lợn đã mắc bệnh.
- Truyền qua con đường không khí trong khoảng cách tới 3km
- Những con lợn già thường bài tiết virus trong giai đoạn ngắn (2 tuần) trong khi đó lợn đang lớn có thời gain bài tiết 1-2 tháng.
- Thông qua các phương tiện vận chuyển chăn nuôi.
- Qua đường thị tinh nhân tạo
- Qua đường gia cầm.
5. Chẩn đoán
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và bệnh tình người ta có thể dùng các phương pháp thử như phương pháp thử IFA, thử ELISA, PCR.
Tất cả đều được thử trong phòng thí nghiệm.
6. Phòng ngừa, chữa trị
Là căn bệnh bí ẩn nên bệnh tai xanh đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, mới điều trị triệu chứng, dùng thuốc tăng cường sức đề kháng để ngăn chặn bệnh là chính, bởi vậy việc phòng bệnh đóng một vai trò quan trọng như :
Vệ sinh chuồng trại, giữ ấm mùa đông, thoáng mát mùa hè, ăn uống hợp lý, tăng cường chế độ dinh dưỡng, mua lợn giống phải đảm bảo khỏe mạnh, tiêm phòng ngăn ngừa bệnh tai xanh, tiêu hủy và chấp hành nghiêm túc các quy định về chăn nuôi, phòng bệnh khi dịch bệnh bùng phát.
Có thể bạn quan tâm
Theo Cơ quan thú y Hà Lan, các biện pháp thông thường phòng ngừa ký sinh trùng trong dạ dày-ruột của gia súc ăn cỏ được chăn thả không có hiệu quả trong việc phòng ngừa giun phổi ở bò cái.
Nhằm mục đích xác định sự hiện hữu về mặt sinh học của các hợp chất kẽm khác nhau, một nghiên cứu so sánh các hợp chất của kẽm gồm: kẽm sunfat (ZnSO4), kẽm glyxin (ZnGly), ZnMet và ZnAc đã được ghi nhận ở lợn con.