Kiểm soát chặt nhập khẩu gia súc gia cầm
Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan cho biết qua theo dõi, nắm bắt tình hình, đơn vị nắm được thông tin về dịch lở mồm, long móng và cúm gia cầm có dấu hiệu bùng phát gần đây ở một số quốc gia trong khu vực.
Để chủ động đối phó với nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập vào nước ta thông qua hoạt động nhập khẩu gia súc, gia cầm, Cục Điều tra chống buôn lậu vừa đề nghị các cục hải quan địa phương khẩn trương tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với hoạt động nhập khẩu gia súc, gia cầm ngay từ cửa khẩu.
Quá trình làm thủ tục cần kiểm tra kỹ giấy chứng nhận kiểm dịch động vật do cơ quan Thú y cấp cho các lô hàng nhập khẩu, trường hợp phát hiện vi phạm phải kiên quyết không cho phép nhập khẩu và buộc tái xuất, tịch thu hoặc tiêu hủy.
Các đơn vị hải quan địa phương cũng cần tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm tình hình địa bàn, nhất là khu vực có nhiều đường mòn, lối mở; xây dựng kế hoạch kiểm soát với các lực lượng chức năng như Biên phòng, Quản lý thị trường, Thú y… để kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý kịp thời các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép gia súc, gia cầm qua biên giới.
Có thể bạn quan tâm
Đến nay, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã dự kiến quy hoạch 2 khu vực sản xuất trên địa bàn xã Hiệp Hưng và Hòa Mỹ để xây dựng cánh đồng lớn trồng mía trong năm 2016.
Sau khi được UBND tỉnh Bình Phước chấp thuận chủ trương thực hiện chương trình liên kết, hỗ trợ và phát triển cây gấc cho nông dân trên địa bàn tỉnh tại Công văn số 1223/UBND-KTN ngày 25-4-2015.
“Dù biết rau không rõ nguồn gốc nhưng chúng tôi vẫn phải mua ăn, chứ không lẽ chỉ ăn mỗi thịt, cá. Nếu có nguồn rau an toàn, được kiểm định rõ ràng, tôi vẫn chấp nhận mua giá cao hơn để bảo vệ sức khỏe gia đình mình” – chị Nguyễn Thiên Thanh chia sẻ.
Cứ mãi luẩn quẩn với điệp khúc “trồng-chặt” do ảnh hưởng của giá cả và tình hình sâu bệnh trên cây ăn trái, sau khi chuyển đổi gần 01ha nhãn do bệnh chổi rồng để trồng cây bưởi, nhưng khi cây cho trái thì xuất hiện bệnh sâu đục trái và bệnh vàng lá trên cây có múi.
Nhằm đa dạng cơ cấu cây trồng, người dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp, đưa những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao vào sản xuất thành vùng tập trung, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho vùng đất đồi.