Kiểm soát bệnh thối mang, thối vây trên cá mú
Một số loài Flexibacter spp. có sắc tố màu vàng có liên quan đến cá mú bị bệnh, bao gồm Flexibacter cohmmare và F. maritimus, cũng như các vi khuẩn Flexibacter spp. không xác định khác, được gọi là các vi khuẩn giống Cytophaga. Flexibacter spp. được ghi là gây bệnh ở mang và thối vây ở cá mú.
Nguyên nhân và phương pháp phòng trị bệnh thối mang, thối vây trên cá mú.
Flexibacter spp. là những vi khuẩn gram âm, hình que dài, có cạnh song song và đầu tròn, thường rộng 0,5 pm và dài 1-3 pm. Các vi khuẩn nhóm này không có tiên mao do đó chúng di chuyển bằng cách lướt đi, và được gọi là “vi khuẩn trượt”. Một số Flexibacter spp. là mầm bệnh cho các vi khuẩn cơ hội được lan rộng.
Gây bệnh bệnh ở mang
Bệnh trên mang ở cá mú đã được ghi nhận ở loài Epinephelus malabaricus và E. bleekeri, ở Indonesia. Các vi khuẩn Cytophaga sp., Flexibacter sp. và Flavobacterium sp. gây bệnh trên mang ở cá mú.
Tác nhân gây bệnh: Bệnh gây ra bởi Cytophaga sp., Flexibacter sp. hoặc Flavobacterium sp.
Các giai đoạn bị ảnh hưởng: Vi khuẩn thường tấn công cá ở giai đoạn cá giống.
Biểu hiện lâm sàng: Cá bị ảnh hưởng bởi bệnh trở nên chán ăn, lờ đờ và tối màu. Cá có xu hướng ở gần bề mặt và tóe nước. Các mang tạo ra quá nhiều chất nhầy làm các sợi mang có thể dính lại với nhau, làm giảm hoặc suy hô hấp. Các mang của cá bị ảnh hưởng chuyển thành màu vàng có dấu hiệu thối mang.
Bệnh ở loại cá mú Plectropomus Leopardus. Xuất hiện các sợi mang chuyển màu từ màu vàng đến màu nâu, mang cá có dấu hiệu bị thối, hoại tử (Koesharyani et al., 2001)
Tỷ lệ tử vong cao, hơn 80% có thể diễn biến nặng trong vòng một tuần ở các quần thể bị bệnh. Các vi khuẩn bám vào bề mặt của mang, phát triển thành các mảng lan rộng và cuối cùng bao phủ các sợi mang dẫn đến chết tế bào. Tổn thương có thể gây khó thở và cá cuối cùng chết.
Lây truyền bệnh: Bệnh bắt đầu khi chất lượng nước suy giảm, có thể sau một trận mưa lớn. Các hạt hữu cơ phù sa và hạt lơ lửng từ dòng chảy có thể gây kích ứng mang, làm tăng khả năng mắc bệnh. Oxy hòa tan thấp và nồng độ amoniac cao thường được ghi nhận trong khi dịch bệnh bùng phát. Stress trong quá trình phân loại làm cho cá dễ bị nhiễm vi khuẩn.
Phương pháp phòng ngừa: Đảm bảo duy trì tốt chất lượng nước và giảm thiểu căng thẳng bằng cách tránh quá tải trong bầy đàn do mật độ nuôi cao, oxy hòa tan thấp và nồng độ amoniac cao. Sự xuất hiện của bệnh cũng có thể được ngăn ngừa bằng vaccin.
Phương pháp kiểm soát: Chuyển cá bị ảnh hưởng vào một bể khác chứa nước sạch và có thể kiểm soát nhiễm trùng. Cá bị ảnh hưởng có thể được điều trị bằng axit oxolinic trộn với thức ăn ở mức 20 mg / kg cá và Oxytetracycline ở mức 75 mg / kg cá / ngày cho ăn trong 10 ngày.
Gây bệnh thối vây
Thối vây và xuất huyết thường ảnh hưởng đến cá mú Cromileptes alteelsis. Flexibacter maritimus là loại vi khuẩn được phân lập từ các tổn thương thối vây. Cá bị thối vây do vi khuẩn này gây ra có nguy cơ nhiễm Vibrio thứ phát có thể làm tình trạng cá trở nên nặng hơn nếu không được điều trị kịp. (Thối vây cũng được quan sát thấy ở cá bị nhiễm Vibrio).
Tác nhân gây bệnh: Bệnh gây ra bởi Flexibacter maritimus (các loại tương tự: Cytophaga marina, Tenacibaculum maritimum).
Các giai đoạn bị ảnh hưởng: Vi khuẩn thường tấn công cá giống.
Dấu hiệu lâm sàng: Cá bị ảnh hưởng bởi bệnh trở nên chán ăn, thờ ơ và có màu sẫm. Ban đầu, ở chóp vây chuyển màu xám xịt, sau đó vây bị mòn và xuất huyết. Các tổn thương tiến triển thành thối vây hoặc hoại tử vây trên diện rộng. Cuối cùng, các sợi cơ bị ảnh hưởng.
Cá mú Cromileptes alteelsis bị nhiễm Flexibacter maritimus: a) biểu hiện xuất huyết và mòn vây đuôi, vây ngực và b) vậy bị hoại tử, mất vây diện rộng (Koesharyani et al., 2001).
Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 80% trong vòng vài ngày nếu cá bị nhiễm bệnh mà không được điều trị. Các vi khuẩn có thể phá hủy vùng vây đuôi trong vòng 2 ngày.
Lây truyền bệnh: Sự xuất hiện của bệnh có tương quan với độ mặn của nước. Bệnh xuất hiện phổ biến khi nước nuôi có độ mặn cao 30 - 35 ppt. Vi khuẩn lây nhiễm cho cá qua các vùng bị hư hại hoặc trầy xước trên vây.
Biện pháp phòng ngừa: Tránh làm tổn thương cá, nuôi mật độ dày gây xây xước cá tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
Phương pháp kiểm soát: Các phương pháp điều trị nên được thực hiện trước khi nhiễm vi khuẩn Vibrio thứ phát. Tắm nước ngọt trong 10 - 15 phút và và điều trị tắm prefuran từ 1-2 ppm trong 24 giờ, sẽ có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh (cần xem xét trước khi sử dụng kháng sinh và danh sách các chất chống nhiễm trùng được khuyến cáo sử dụng cho cá thực phẩm biển cùng với thời gian cai thuốc).
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, việc chọn nuôi cá mú trong ao luân canh với tôm sú nhằm cải tạo môi trường hoặc chuyển hẳn các ao nuôi tôm kém hiệu quả sang nuôi cá mú là khá phù hợp.
Cá mú là một trong những loài cá biển có giá trị kinh tế cao do thịt cá ngon, chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng nên thị trường rất ưa chuộng